OLED, viết tắt của Organic Light Emitting Diodes, tạm dịch sang tiếng Việt là đi-ôt phát sáng hữu cơ, đang là công nghệ màn hình tốt nhất ở hiện tại.
OLED sở hữu màu đen sâu hơn, cung cấp hình ảnh vượt trội hơn nhiều so với màn hình LCD truyền thống, và nó không yêu cầu đèn nền như trên màn LCD truyền thống nên có thiết kế mỏng hơn. Vì những lợi thế này của OLED, chúng đều có thể tương thích với cả màn hình kích cỡ nhỏ và lớn.
OLED sở hữu màu đen sâu hơn, cung cấp hình ảnh vượt trội hơn.
Nhiều chiếc smartphone flagship ở hiện tại đã sử dụng công nghệ màn hình OLED này. Samsung là nhà cung cấp màn hình OLED kích thước nhỏ cho những chiếc điện thoại. Chúng ta dễ dàng thấy OLED xuất hiện không chỉ trên những chiếc Samsung Galaxy mà còn là trên Apple iPhone X, Google Pixel 2 và cả OnePlus 5T.
CNET cũng nhận thấy rằng những chiếc TV có hiệu năng tốt đều sử dụng công nghệ OLED. LG Display hiện đang là công ty duy nhất cung cấp màn hình OLED kích cỡ lớn cho TV. Công nghệ này hiện đang được áp dụng cho những chiếc TV của LG, Sony, Panasonic và Phillips.
LG cũng sản xuất màn hình OLED cho điện thoại, đặc biệt là Pixel 2 XL, nhưng chiếc điện thoại này đang gặp vấn đề về burn-in và chất lượng hình ảnh khá tệ. Điều này không xảy ra trên những chiếc điện thoại xài màn hình OLED của Samsung, kể cả iPhone X. Còn trên mảng TV, LG làm rất tốt và được khen ngợi rất nhiều, trong khi đó Samsung đã không còn bán những chiếc TV OLED kể từ 2013, mà họ chuyển qua QLED - một công nghệ thực ra vẫn là cải tiến từ LCD.
Vậy sự khác biệt giữa OLED trên điện thoại và TV là gì?
AMOLED và POLED
Không phải mọi OLED đều có AMOLED và ngược lại.
Cả Samsung và LG đều nói về AMOLED và P-OLED. Cả hai đều là các phần khác nhau của OLED.
"AM" trong "AMOLED" là viết tắt của "Active Matrix" (Ma trận chủ động). Nó mô tả cách mỗi pixel được kiểm soát riêng lẻ. OLED với ma trận thụ động sẽ phù hợp hơn cho các máy theo dõi sức khỏe, nhưng nếu bạn muốn xem video thì lại cần đến ma trận chủ động. Như vậy, rõ ràng, mọi OLED trên TV hay điện thoại đều là ma trận chủ động. Samsung đặt tên "AMOLED" cho OLED của mình là khá thừa thãi. Nó cũng giống như việc gọi "AMLCD" cho những màn hình LCD, bởi toàn bộ chúng đều là ma trận chủ động.
Còn chữ "P" trong "P-OLED" của LG tượng trưng cho "Plastic" (nhựa), đối nghịch với thủy tinh. Cái tên này đề cập đến chất liệu của màn hình OLED (bề mặt), không phải là phần mặt trước mà bạn chạm vào. Chúng được chia tách ra và thường sử dụng kính Gorilla Glass. Nhựa nhẹ hơn và hoạt động tốt hơn cho điện thoại, và cho phép màn hình dễ dàng uốn cong hơn – một thứ mà cả Samsung và LG đã, đang sử dụng.
Điểm mấu chốt, không phải mọi OLED đều có AMOLED hay ngược lại, nhưng ở hiện tại, hầu như những màn hình OLED đều có cả hai. Hoặc một cách khác, Samsung và LG đều có thể gọi màn hình OLED trên điện thoại là OLED, POLED, AMOLED, hay thậm chí là PAMOLED.
Subpixel RGB và WRGB: khác nhau, nhưng không thực sự tốt hơn
Mọi màn hình đều được cấu tạo từ các phần tử hình ảnh đơn chiếc nhỏ bé, được gọi là pixel. Mọi pixel lại đều được cấu tạo từ các subpixel, thường mỗi subpixel sẽ có các màu chính như đỏ, xanh lá và xanh dương.
Mỗi subpixel đều bắt đầu với "sandwich" (tạm dịch là trộn lẫn) OLED RGB (1), tạo ra ánh sáng trắng (2). Các bộ lọc màu (3) sẽ quy định màu cho subpixel, tạo ra màu đỏ, xanh lá, xanh dương mà bạn thấy (4). Subpixel xuất ra không có bộ lọc màu, cho phép xuyên qua ánh sáng trắng, thành phần sẽ trợ giúp trong độ sáng và trộn màu.
Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa các loại OLED khác nhau.
Những chiếc điện thoại và TV OLED của Samsung sử dụng chất liệu OLED đỏ, xanh lá và xanh dương tách biệt nhau để tạo ra subpixel. Còn với các chiếc điện thoại và TV OLED của LG lại không như vậy. Thay vào đó, họ trộn lẫn hệ màu RGB để tạo ra màu trắng, và sử dụng bộ lọc màu này để tạo ra màu đỏ, xanh lá, xanh dương và trắng.
Hay nói một cách khác, mọi subpixel trong OLED của LG là "white" (trắng), sau đó, bộ lọc màu trên sẽ xác định phần nào màu trắng bạn sẽ thấy. Một vài năm đầu, màn hình OLED của LG sử dụng màu xanh dương/vàng để trộn. Theo LG thì hiện tại họ đã sử dụng RGB.
Có vẻ như sự phức tạp này không cần thiết. Bởi rốt cuộc, nếu sử dụng OLED đỏ, xanh lá, xanh dương, thì tại sao không làm các subpixel đỏ, xanh lá, xanh dương và bỏ đi bộ lọc màu không hiệu quả này? Dựa vào những gì đã nói ở trên và các chuyên gia OLED cho hay, bộ trộn lẫn cho phép nó giảm thiểu hiệu ứng màu xanh lão hóa trên chất liệu OLED nhanh hơn các màu khác.
Bởi vì mọi subpixel đều tương tự nhau nên toàn bộ panel sẽ có chung một tỉ lệ tuổi thọ. Các panel này sẽ mờ hơn sau thời gian sử dụng, nhưng sẽ không đổi màu. LG đã tuyên bố rằng các chiếc TV OLED của họ có tuổi thọ tương tự như panel LCD.
So sánh OLED RGB và WRGB.
Quá trình sản xuất cũng đơn giản hơn và vì thế rẻ hơn. Trong kích cỡ của TV, điều này khá là quan trọng, từ khi LG làm panel OLED trở nên to hơn và đưa vào thực tế, thì cũng chẳng có nhà sản xuất nào dám nhảy vào. Với kích cỡ điện thoại, nó dường như không có nhiều vấn đề, như Samsung đã làm.
Các pixel lớn và nhỏ
Như bạn biết, các pixel trên một chiếc điện thoại nhỏ hơn rất nhiều so với trên TV. Lý do thực tế không phải là sự phức tạp trong sản xuất, bởi cả hai đều khá phức tạp, nhưng để tạo ra ánh sáng thì như thế nào.
OLED là một công nghệ phát sáng, nó sẽ tự tạo ánh sáng cho riêng mình. Còn LCD lại là transmissive (nôm na là sẽ truyền ánh sáng). Chức năng chính của tinh thể lỏng là để chặn ánh sáng, tạo ra các mức độ màu xám nhằm tạo ra hình ảnh. Bộ đèn nền rời, thường bao gồm các đèn LED, sẽ tạo ra ánh sáng.
OLED là một công nghệ phát sáng, nó sẽ tự tạo ánh sáng cho riêng mình.
Bởi vì các pixel trên OLED sẽ tự tạo ánh sáng cho mình. Chúng càng nhỏ thì lượng ánh sáng cung cấp càng ít. Nhà sản xuất có thể điều khiển chúng. Họ có thể tăng năng lượng lên để làm chúng sáng hơn, nhưng điều này sẽ tạo ra hàng loại các vấn đề khác, như thời lượng pin, tỏa nhiệt, lưu hình ảnh và nhiều vấn đề về tuổi thọ tổng thể của thiết bị.
Để làm điều này, OLED trên điện thoại sử dụng "PenTile" hay sự sắp xếp kim cương. Điều này đồng nghĩa rằng, thay vì sắp xếp các subpixel lưới vuông đỏ, xanh lá, xanh dương một cách đơn giản thì họ lại sử dụng các subpixel đỏ và xanh dương ít hơn xanh lá. Chúng ta có thể hiểu là với chiếc điện thoại có độ phân giải 2436x1125 thì sẽ có 2436x1125 (bằng 2.740.500) subpixel xanh lá, nhưng chỉ có 1.370.250 subpixel đỏ và xanh dương. Các subpixel red và xanh dương về cơ bản sẽ "được chia sẻ" với xanh lá gần đó. Sự sắp xếp phía dưới, sử dụng trên màn hình trên iPhone X do Samsung gia công, là một cánh để làm điều đó, nhưng vẫn có thể sắp xếp.
Cận cảnh sự sắp xếp subpixel kim cương trên màn hình OLED do Samsung gia công cho iPhone X, hay có tên khác là Raymond Sonara/DisplayMate. Hãy chú ý đến màu xanh lá, chúng chiếm đa số, nhưng lại nhỏ nhất, trong khi màu xanh dương lại ít hơn hơn kích thước to nhất.
Những chiếc TV hiếm khi sử dụng phương pháp này. Chiếc TV Plasma mới nhất sử dụng điều này, bởi vì nó có thể thấy được các pixel lớn hơn. Nó hoạt động tốt với các màn hình nhỏ và độ phân giải cao, vì thế, mắt của bạn không thể nhận ra nó và hiệu quả hơn rất nhiều trong sản xuất.
Tương lai
OLED là công nghệ tốt nhất ở hiện tại và chắc chắn sẽ được sử dụng trong tương lai gần, tuy nhiên, nó không hoàn hảo. Sự lưu giữ hình ảnh, tuổi thọ, độ sáng,khoảng màu rộng, hiệu quả và chi phí – tất cả đều có thể cải thiện. Toàn bộ những điều này thực sự đã được cải thiện trong thập kỷ qua, vì thế, khá khó để thời gian tới chúng trở nên tốt hơn nữa, bởi gần chạm đến cực hạn.
Điều thú vị gì sẽ đến nếu Samsung, hay các nhà sản xuất khác, có thể tham gia vào thị trường TV OLED? LG, với thiết kế WRGB của họ, dường như đã tìm ra cách giảm chi phí OLED hiệu quả. Còn với trên điện thoại, rõ ràng, chúng ta thấy rằng có rất nhiều nhà sản xuất khác đã vào cuộc chơi. Bởi thực sự, không có bất cứ nhà sản xuất nào muốn quay lại sử dụng LCD trên những chiếc smartphone flagship của họ.
Một khi bạn đang tận hưởng chất lượng hình ảnh của OLED thì rất khó để quay trở lại với công nghệ LCD vốn đã cũ.