Sự sống ngoài trái đất có thể lạ hơn ta tưởng

Thay vì cần nước, sinh vật ngoài trái đất có thể sống trong biển methane lỏng. Hoặc chẳng cần năng lượng từ mặt trời, chúng có thể sống tốt nhờ axit HCL... Các nhà khoa học phải đi theo những hướng mới nếu muốn tìm sự sống ngoài trái đất.

Khuyến cáo mới của Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ (NAS) có thể sẽ làm thay đổi mạnh mẽ các chuyến bay vũ trụ trong tương lai, trong việc tìm kiếm sự sống ở nơi khác trong hệ mặt trời.

Báo cáo kết luận rằng các nhà khoa học phải cân nhắc tới việc mở rộng danh mục các đặc điểm định nghĩa nên sự sống, trong đó bao gồm cả những dạng sống "lạ" mà các sinh vật trên trái đất không có. Thay vì chỉ chăm chăm đào đất sao Hoả, vì ở đó từng có dấu vết của nước, NAS đề nghị các tàu thăm dò hãy tìm kiếm cả mặt trăng Titan của sao Thổ, nơi có các biển methane hay ethane.  

Thực tế, báo cáo kết luận rằng Titan là ứng cử viên nặng ký nhất trong hệ mặt trời có sự sống lạ.

"Trong một thế giới carbon, sẽ có rất nhiều loại hợp chất khác nhau ở đó, và rất có thể sẽ có những hợp chất carbon tạo nên sự sống", John Baross, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Minh hoạ con tàu Huygens của NASA bập bềnh trên biển methane trên vệ tinh Titan của sao Thổ, ứng cử viên được xem là nặng ký nhất có sự sống trong hệ mặt trời.
(Ảnh: National Geographic)

T. An

Theo National Geographic, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video