Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Daniel Defoe lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật của một người bị dạt vào đảo hoang hồi thế kỷ 18. Nhưng hòn đảo mà Robinson Crusoe thực sự sinh sống không giống lắm với hòn đảo được mô tả trong cuốn tiểu thuyết.
Theo mô tả của nhà văn Daniel Defoe, hòn đảo mà Robinson Crusoe sinh sống trong một thời gian là nơi đầy nắng, với bãi biển cát vàng trải dài và nhiều rặng cọ. Nói ngắn gọn thì đó không phải một nơi tệ hại đối với một người buộc phải sống trên đó sau vụ đắm tàu.
Hình ảnh mô tả cuộc sống của Robinson trên đảo hoang. |
Nhưng hòn đảo ngoài đời đã truyền cảm hứng cho cuốn tiêu thuyết không hề giống thế. Nó nằm trên Thái Bình Dương, cách bờ biển Chile gần 700km, và thường xuyên bị sương mù bao phủ.
Hòn đảo Robinson Crusoe là đảo lớn nhất trong quần đảo Juan Fernandez - quần đảo nhỏ thuộc lãnh thổ Chile ngày nay. Nó đi vào tiểu thuyết của Daniel Defoe từ năm 1704 khi con tàu của Anh tình cờ cập đảo.
Con tàu bị rò rỉ nghiêm trọng, còn thủy thủ đoàn lăn ra ốm và kiệt sức. Một thủy thủ trẻ người Scotland tên là Alexander Selkirk cho rằng chỉ có điên mới tiếp tục hành trình. Anh ta cãi vã với thuyền trưởng.
Không rõ điều xảy ra tiếp theo là gì. Có thể Selkirk từ chối đi cùng đoàn, hoặc bị ép ở lại. Dù bằng cách nào thì Selkirk vẫn phải ở lại hòn đảo nhỏ bé khi con tàu đã rời xa.
Selkirk sống ở đó một mình trong 4 năm 4 tháng, dựa vào cá, quả mọng và dê hoang dã cho tới khi được một con tàu khác của Anh ghé qua và cứu vào năm 1709. Thuyền trưởng của con tàu mô tả Selkirk là “người đàn ông mặc quần áo da dê, trông hoang dã hơn cả dê hoang”.
Selkirk trở lại London rồi trở nên nổi như cồn. Defoe đã nghe được câu chuyện đó và sáng tác ra cuốn tiểu thuyết nổi tiếng được xuất bản năm 1719.
Defoe thay đổi rất nhiều từ câu chuyện của Selkirk. Ông dời hòn đảo tới vùng biển Caribbean và tạo ra những kẻ ăn thịt người sống trên đảo mà một trong số đó đã trở thành người phục vụ trung thành của Crusoe tên là Thứ Sáu.
Selkirk chỉ ở trên đảo trong hơn 4 năm, nhưng nhân vật Crusoe ở đảo suốt 28 năm, 2 tháng và 19 ngày như anh ta mô tả tỉ mỉ trong chuyến hành trình.
Defoe rõ ràng đã thích vùng Caribbean hơn là vùng biển nam Thái Bình Dương. Hòn đảo của Crusoe có nhiều cây thuốc lá, cacao và cây gỗ nhiệt đới - những loại cây không hề có mặt trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng.
Khi đọc cuốn tiểu thuyết, người đọc có cảm giác đây là hòn đảo ở Chile. Crusoe tìm thấy nho, thỏ rừng, cáo và thậm chí cả chim cánh cụt. Điều này cho thấy hòn đảo thuộc vùng ôn đới chứ không phải nhiệt đới.
Crusoe mô tả hòn đảo mình đang sống là nơi kinh khiếp, không phù hợp với loài người, và vô phương cứu giúp. “Đó là hòn đảo đen đủi mà tôi gọi là Đảo tuyệt vọng”.
Đảo Robinson ngày nay. (Nguồn: BBC)
Điều đáng mừng là những điều đó đã được cải thiện rất nhiều. Ngày nay, gần 800 người đang sống ở đó, dựa vào nghề đánh bắt tôm hùm và du lịch. Đó còn là nơi có cảnh sắc đẹp với nhiều vách đá kỳ vĩ và nhiều ngọn núi cao.
Ở đó mới chỉ có một ngôi làng. Ở đó vẫn còn “điểm quan sát của Selkirk”, tức nơi mà người đàn ông Scotland cô đơn đã ngồi rất lâu để tìm kiếm tàu.
Crusoe sống sót sau một trận động đất và sóng thần, giống như điều mà cư dân trên đảo đã trải qua vào tháng 2/2010.
Một người chủ khách sạn tên là Rudy Aravena, 35 tuổi, đã suýt chết vì trận đống đất năm đó. Hơn 2 năm sau, Aravena xây lại nhà và một số biệt thự nhỏ dành cho khách du lịch tới thăm đảo vì yêu thích câu chuyện của Crusoe.
Hòn đảo giờ đây đã hồi phục được nhiều kể từ thảm họa cách đây 2 năm. Trường học duy nhất trên đảo đã bị sóng thần quét đi, khiến 4 học sinh thiệt mạng. Ngôi trường và bệnh viện mới sẽ được xây ở nơi đây.
Tuy nhiên, quá trình đó có thể kéo dài rất lâu, vì tất cả vật liệu xây dựng đều phải chở từ đất liền Chile ra bằng thuyền với thời gian mỗi chuyến là 24 giờ. Chỉ có vài chuyến bay ra đảo, và thỉnh thoảng có máy bay quân sự ghé qua. Thời gian xây nhà trên đảo dài gấp bốn lần trong đất liền.