Sự thật về "mỏ vàng khủng long" hàng đầu thế giới ở Trung Quốc

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra điều gì tạo nên Yixian, nơi thế giới khủng long như bị ngưng đọng thời gian.

Yixian là hệ tầng đầu kỷ Phấn Trắng ở phía Đông Bắc Trung Quốc, được thế giới ví như "Pompeii của loài khủng long" vì lưu giữ được những mẫu hóa thạch chất lượng hàng đầu thế giới.

Ở hầu hết các nơi trên thế giới, các bộ xương khủng long hầu hết đều chỉ lộ ra với những chiếc xương rời rạc, thiếu nhiều mảnh, hư hỏng nặng, bị ép vào một phiến đá phẳng...

Tuy nhiên ở Yixian, những con khủng long được phát hiện với bộ hài cốt 3D hoàn toàn nguyên vẹn, giữ y hệt tư thế khi còn sống, thậm chí còn nguyên một phần mô mềm.


Hai trong số những bộ xương khủng long được khai quật từ Yixian, là những hóa thạch 3D nguyên vẹn cực kỳ hiếm có - (Ảnh: Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc).

Theo Live Science, trước đây giả thuyết phổ biến về sự hình thành Yixian đó là một thảm họa núi lửa mạnh tương đương thảm họa đã nhấn chìm thành phố La Mã cổ đại Pompeii 2.000 năm trước.

Tại Pompeii, lượng tro bụi khủng khiếp từ vụ bùng nổ núi lửa Vesuvius đã khiến mọi người, mọi vật gần như chết ngay lập tức và bị "hóa đá" trong tư thế cuối cùng.

Nhưng giờ đây, các bằng chứng mới cho thấy "Pomeii của khủng long" có thể được hình thành theo một cách khác.

Bài công bố trên tạp chí khoa học PNAS chỉ ra một nguyên nhân ít nghiêm trọng hơn: Những con khủng long này có thể đã bị chôn vùi trong các hang động bị sụp đổ

Để tìm ra bằng chứng, các nhà khoa học đã phân tích các mẫu zircon lấy từ một số mẫu hóa thạch tốt nhất.

Zircon là một khoáng chất thường hình thành trong đá núi lửa và hóa thạch, giữ lại uranium khi nó hình thành trong khi loại trừ chì. Uranium có tính phóng xạ và phân rã chậm thành chì trong hàng triệu năm.

Bằng cách đo tỷ lệ uranium so với chì trong zircon, các nhà khoa học xác định rằng các hóa thạch trong hệ tầng Yixian được lắng đọng nhanh chóng từ khoảng 125,8 triệu năm trước.

Nhưng điều này xảy ra trong khoảng thời gian chỉ 93.000 năm, ngắn hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Trong thời gian này, ba đợt thời tiết ẩm ướt khiến trầm tích tích tụ trong hồ và trên đất liền nhanh hơn nhiều so với dự kiến.

Điều này khiến nhiều sinh vật đã chết nhanh chóng bị chôn vùi, và oxy thường thúc đẩy quá trình phân hủy bị chặn lại.

Hiệu ứng này rõ rệt nhất ở các hồ, nơi trầm tích tích tụ nhanh đến mức các mô mềm có thể được bảo quản tốt ở mức chi tiết.

Theo nhà cổ sinh vật học Paul Olsen từ Đài quan sát Trái Đất Lamont-Doherty thuộc Trường Khí hậu Columbia (Mỹ), tác giả chính, kịch bản này khả thi hơn nhiều so với giả thuyết các con con khủng long bị dòng bùn chảy nhanh từ núi lửa bao bọc.

"Các dòng bùn chảy cực kỳ dữ dội và có khả năng xé nát bất kỳ sinh vật sống hoặc chết nào trên đường đi của chúng" - TS Olsen giải thích.

Cập nhật: 17/11/2024 NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video