Sự thay đổi của Trái đất trong gần 4 thập kỷ

Công cụ quan sát Trái đất Google Earth vừa bổ sung cải tiến quan trọng với chức năng Timelapse, cung cấp hình ảnh 3D mới về hành tinh của chúng ta.


Sự biến đổi của Trái đất qua hàng chục năm. (Video: Google Earth).

Là cải tiến lớn nhất của Google Earth từ năm 2017 theo giám đốc dự án Rebecca Moore, chức năng Timelapse trong Google Earth kết hợp hơn 24 triệu ảnh vệ tinh, 2 petabyte dữ liệu và 2 triệu giờ xử lý bằng CPU để tạo ra hình ảnh tương tác 4,4 terapixel, hé lộ Trái đất đã thay đổi như thế nào từ năm 1984 đến năm 2020.

Dù Google Earth có tùy chọn timelapse khá đơn giản trước đây, chức năng mới đại diện cho cải tiến quan trọng với hình ảnh 3D cho toàn bộ hành tinh. Người dùng có thể chọn bất kỳ nơi nào trên Trái đất, thay đổi góc máy ảnh và lựa chọn một năm cụ thể mà họ muốn quan sát.

Hình ảnh timelapse cho thấy không chỉ những tác động tự nhiên định hình hành tinh. Ảnh hưởng từ quá trình phát triển của con người và biến đổi khí hậu do con người thúc đẩy cũng được thể hiện rõ. Một video minh họa tập trung vào sự biến mất của những cánh rừng, thay đổi của đường bờ biển, thậm chí cả quần đảo nhân tạo ngoài khơi Dubai đang trong quá trình xây dựng. Biển Aral ở Kazakhstan khô cạn, các thành phố và thị trấn thay thế cây xanh, băng ở Greenland tan chảy để lộ địa hình gồ ghề bên dưới.


Hình ảnh timelapse cho thấy không chỉ những tác động tự nhiên định hình hành tinh.

Mục tiêu của Google là tạo ra phương tiện tương tác mạnh mẽ giúp quan sát thế giới của chúng ta thay đổi như thế nào, qua đó con người có thể hiểu sâu hơn về những tác động nhân tạo và tự nhiên. Những bức ảnh sử dụng trong chức năng timelapse của Google Earth đến từ chương trình Landsat của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cùng với sáng kiến Copernicus của Liên minh châu Âu (EU). Ba vệ tinh Landsat-8, Sentinel 2a, và Sentinel 2b của EU cho phép Google cập nhật ảnh chụp Trái đất 2,5 ngày một lần. Để tạo ra mô hình và ảnh tổng hợp trên Google Earth, Google hợp tác với Phòng thí nghiệm CREATE của Carnegie Mellon để điều chỉnh thuật toán cho chức năng mới.

Cập nhật: 17/04/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video