Sứa khổng lồ xô đổ tàu cá

Một tàu cá nặng 10 tấn vừa bị lật úp ở phía đông biển Nhật Bản bởi những con sứa khổng lồ.

Sứa Nomura có thể đạt đường kính 2 m và nặng tới 220 kg. Ảnh: wordpress.com.

Chiếc tàu, có tên Diasan Shinsho-maru, chìm ở vị trí gần thành phố Chiba, đảo Honshu, khi ba ngư dân trên đó đang cố gắng kéo lưới rà. Trong lưới có hàng chục con sứa khổng lồ Nomura (mỗi con có thể nặng tới 200 kg). Sứa khổng lồ xuất hiện nhan nhản trong vùng biển Nhật Bản vào năm nay.

Báo Mainichi cho hay, ba ngư dân trên tàu rơi xuống biển khi tàu lật, nhưng họ được một tàu khác cứu. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản nói rằng trời quang mây và biển lặng vào thời điểm vụ tai nạn xảy ra.

Sứa Nomura là một trong những loài sứa lớn nhất thế giới. Đường kính cơ thể của chúng có thể lên tới 2 m. Lần gần đây nhất sứa Nomura xâm nhập các vùng biển Nhật Bản là mùa hè năm 2005. Các loại hải sản trở nên độc hại nếu ăn ngòi sứa. Chúng còn làm hỏng lưới cá và có thể gây thương tích cho ngư dân.

Giới khoa học biết rất ít về sứa Nomura. Vì thế mà người ta không thể giải thích tại sao có một số năm người ta thấy hàng chục nghìn con ở vùng biển Nhật Bản, nhưng năm ngoái lại chẳng có con nào. Vào năm 2007, giới chức nhận được 15.500 thông báo về thiệt hại tài sản do sứa khổng lổ gây nên.

Nhiều chuyên gia cho rằng sứa khổng lồ thường xuyên viếng thăm các vùng biển của Nhật Bản trong vài năm gần đây do số lượng kẻ thù của chúng giảm. Trong số những động vật ăn sứa có rùa biển và một số loại cá.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video