"Sức khỏe" của Trái đất đang gặp nguy

Báo cáo khoa học nghiên cứu về môi trường sống của con người chỉ ra rằng Trái đất đang nằm trong vùng nguy hiểm.

Trái đất đã phá vỡ 7/8 giới hạn an toàn được giới khoa học thiết lập và đang nằm trong vùng “vùng nguy hiểm”, theo nghiên cứu được công bố hôm 31/5. Các nhà khoa học đã lần đầu tiên đưa ra các biện pháp mới bên cạnh việc xem xét hệ sinh thái của hành tinh, chủ yếu là về ngăn ngừa tác hại cho các quốc gia, sắc tộc và giới tính.


Các chỉ số an toàn của Trái đất ngày càng kém. (Ảnh: NASA).

Nghiên cứu của nhóm khoa học quốc tế từ Ủy ban Trái đất được công bố trên chuyên san Nature ngày 31/5 đã xem xét nhiều vấn đề từ khí hậu, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, môi trường tự nhiên chưa khai thác và môi trường tự nhiên đã khai thác. Trong đó, chỉ có vấn nạn ô nhiễm không khí là chưa chạm đến ngưỡng nguy hiểm.

Nghiên cứu từ nhóm nhà khoa học Thụy Điển cho thấy ô nhiễm không khí nguy hiểm ở cấp địa phương và khu vực. Trong khi đó, vấn đề khí hậu đã vượt quá mức có hại cho con người trên Trái đất.

Ngoài ra, báo cáo trên đã tìm thấy nhiều “điểm nóng” của các khu vực tại Đông Âu, Nam Á, Trung Đông, Đông Nam Á, một phần của Châu Phi cùng một số quốc gia như Brazil, Mexico, Trung Quốc và phía tây của Mỹ. Các nhà khoa học cho biết khoảng 2/3 khu vực trên Trái đất không đáp ứng các tiêu chí về an toàn nước ngọt.

“Chúng ta đang ở trong vùng nguy hiểm đối với hầu hết ranh giới của hệ thống Trái đất, Kristie Ebi, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Bà Joyeeta Gupta, đồng chủ tịch Ủy ban Trái đất và giáo sư môi trường học tại Đại học Amsterdam, lại đưa ra một so sánh rất thú vị. “Nếu Trái đất được 'thăm khám' hàng năm, tương tự một người đang bị bệnh, hành tinh xanh đang gặp vấn đề ở nhiều khu vực khác nhau và ảnh hưởng đến chất lượng sống”, bà Joyeeta Gupta nói.

Tất nhiên, các nhà khoa học cho rằng Trái đất có thể phục hồi nếu con người thay đổi, bao gồm cả việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên khác như đất và nước.

Để hiện thực hóa điều này, nhóm khoảng 40 nhà khoa học đã tạo ra các ranh giới có thể định lượng cho từng loại môi trường, được gọi chung là vấn đề công lý.

“Tính bền vững và công lý không thể tách rời nhau. Việc ngó lơ các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên của Trái đất là không thể chấp nhận được, đặc biệt nếu các điều kiện không an toàn tập trung chủ yếu vào cộng đồng người nghèo và dễ bị tổn thương”, Chris Field, Giám đốc Viện nghiên cứu môi trường thuộc đại học Stanford cho biết.

Cập nhật: 03/06/2023 Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video