Với kính viễn vọng Hubble, giới thiên văn học đã nhìn xuyên không gian và thời gian, nhìn thấu được vũ trụ vào thời điểm gần như sơ khai nhất của nó.
Nhìn ngược thời gian với Hubble - (Ảnh: ESO)
Tính đến thời điểm này, Hubble đã giúp nhân loại chạm đến quá khứ xa xôi của vũ trụ. Cụ thể, nó đã giúp giới chuyên gia xác định được sáu thiên hà mới, hình thành sau sự kiện Big Bang chỉ vài trăm triệu năm.
Hiện tại, giới nghiên cứu đang cập nhật thông tin về thiên hà thứ bảy, nhiều khả năng là thiên hà xa nhất từng được quan sát. Được đặt tên là UDFj-39546284, nó có thể tượng hình lúc vũ trụ chưa đầy 3% tuổi như hiện tại.
Dự án nghiên cứu mới, do trưởng nhóm Richard Ellis của Viện Công nghệ California (Caltech, Mỹ) dẫn đầu, đã cung cấp dữ liệu về vũ trụ thuở còn sơ sinh, theo đó ủng hộ giả thuyết cho rằng những thiên hà đầu tiên đã sản sinh một cách êm đềm và trải qua một quá trình, chứ không bùng phát tức thời.
Nhờ Hubble, các chuyên gia đã quan sát được những vật thể nằm trong giai đoạn từ 380 đến 600 triệu năm sau vụ Big Bang, theo BBC.
Tuy nhiên, đến đây có thể là điểm giới hạn của Hubble. Muốn chọc sâu hơn nữa vào quá khứ của vũ trụ, nhiều khả năng giới thiên văn học buộc phải chờ đến lúc hậu duệ của nó là Kính viễn vọng không gian James Webb (JWST), lên quỹ đạo vào năm 2018.
Trong thời gian đó, Hubble sẽ có thể được dùng để mở rộng phạm vi nghiên cứu thiên văn, chẳng hạn như thăm dò những vùng trời mới.