Tác hại của tiếng ồn với sức khoẻ

Theo thạc sĩ Lương Thuý Nga (Trường ĐH Bách khoa HN), tiếng ồn có tác động xấu đối với sức khỏe con người và hạ thấp chất lượng cuộc sống của xã hội, như làm che lấp tiếng nói trong trao đổi thông tin, làm phân tán tư tưởng và dẫn đến làm giảm hiệu quả lao động, tiếng ồn quấy rối sự yên tĩnh và giấc ngủ của con người.

Tác động lâu dài của tiếng ồn đối với con người sẽ gây ra bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, cũng như làm trầm trọng thêm các bệnh về tim mạch và huyết áp cao. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường đô thị - nông thôn năm 1998, trên các trục đường giao thông đô thị của HN, mức ồn tương đương trung bình của các dòng xe thường rất lớn, trung bình ban ngày có thể dao động trong khoảng từ 71,3dB đến 79,2dB, ban đêm từ 67,3dB đến 73,0dB.

Tiếng ồn còn là nguyên nhân làm giảm thính lực của con người, làm tăng các bệnh thần kinh và cao huyết áp (Ảnh: smh.com.au)

Theo kết quả nghiên cứu của Sở KHCN&MT, tại các điểm khảo sát phổ biến ở HN (một số nút giao thông và tuyến phố chính) mức ồn giao thông trung bình từ 77-82dB vào năm 2000. So với kết quả khảo sát trước đó 2- 3 năm trong cùng điều kiện về thời gian và không gian thì trung bình mức ồn tăng 4-5dB. Như vậy mức ồn giao thông hiện nay ở thành phố HN khá lớn, cao hơn trị số tiêu chuẩn cho phép đối với khu vực công cộng và khu dân cư (50-70dB vào ban ngày). Mức ồn giao thông càng lớn, phản ánh mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường càng cao, điều đó có nghĩa là chất lượng cuộc sống ngày càng giảm sút.

Một công trình nghiên cứu khoa học tại Mỹ cho thấy: Năng suất lao động của các viên chức trong tình trạng yên tĩnh cao hơn khi có tiếng ồn 9% và sai sót trong việc ghi chép tài liệu ít hơn 29%, còn khi làm việc ở các văn phòng có mức ồn 100dB con người sẽ phạm sai sót nhiều gấp 2 lần so với làm việc ở mức ồn 70dB. Ở nhiều nước phương Tây, theo tính toán của các chuyên gia, do tác động của tiếng ồn, đã có tới 1/4 dân số phải dùng thuốc ngủ thường xuyên, mỗi năm ở Áo có gần 7 triệu người sử dụng thuốc ngủ và tiêu thụ hết 40 triệu viên, còn ở Anh năm 1990, bác sĩ phải kê đến 20 triệu đơn thuốc an thần.

Tiếng ồn còn là nguyên nhân làm giảm thính lực của con người, làm tăng các bệnh thần kinh và cao huyết áp đối với những người lớn tuổi. Tác dụng liên tục của tiếng ồn có thể gây ra bệnh loét dạ dày. Khi có tác động của tiếng ồn có thể dẫn tới giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm độ minh mẫn và giảm khả năng làm việc. Khi tiếng ồn đạt tới 50dB về ban đêm, giấc ngủ bị đứt quãng, giấc ngủ sâu bị tổn thất 60%, khi tiếng ồn ban ngày từ 70-80dB sẽ gây mệt mỏi, 90-110dB bắt đầu gây nguy hiểm và 120-140dB có khả năng gây chấn thương.

Theo những số liệu thống kê của ngành y tế, số lượng người mắc bệnh tâm thần ở HN, một căn bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn giao thông đang tăng lên trong những năm gần đây và HN là một trong những nơi có tỉ lệ người mắc bệnh tâm thần cao nhất nước.

P.V ghi

Theo Lao động
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video