Tại sao bạn lại bị hói?

Tìm hiểu cơ chế mọc tóc

Trong nhiều thế kỉ, việc sở hữu một cái đầu bóng loáng thường cho ta cảm giác toát lên vẻ tri thức, dù vậy, nhiều người hói vẫn mong tóc mình mọc trở lại. Các nhà khoa học đã nghiên cứu rất lâu về vấn đề này, vậy nguyên nhân hói đầu là gì và làm sao để tóc mọc trở lại?​

Tìm hiểu cơ chế mọc tóc

Một mái tóc xịn có khoảng 100,000 đến 150,000 sợi tóc trên đầu. Có 2 điều tạo nên một mái tóc:

  • Đầu tiên, sợi tóc có cấu tạo từ keratin - một loại protein sót lại từ tế bào chết, bị đẩy lên khi tế bào mới hình thành phía dưới.
  • Thứ hai, cấu trúc giúp mọc tóc gọi là nang tóc, một mạng lưới các cơ quan phức tạp, được hình thành trước khi chúng ta ra đời và giúp cho tóc mọc theo một chu kỳ lặp lại liên tục.

Chu kỳ mọc tóc gồm 3 giai đoạn:

  • Thứ nhất là kỳ sinh trưởng, có tới 90% nang tóc của bạn đang ở kỳ này, chúng làm cho tóc bạn dài ra với tốc độ 1cm mỗi tháng. Kỳ sinh trưởng có thể kéo dài từ 2 đến 7 năm, phụ thuộc vào gene của bạn.

 ​

  • Sau kỳ sinh trưởng, tín hiệu dưới da báo cho một số nang chuyển sang một kì mới được gọi kỳ suy thoái, khiến cho nang tóc thu nhỏ lại bằng một phần của độ dài ban đầu. Kỳ suy thoái thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần và cắt nguồn cung cấp máu tới nang, cô lập sợi tóc.

 ​

  • Cuối cùng đến kỳ nghỉ ngơi, kéo dài từ 10 tới 12 tuần, luân phiên ảnh hưởng tới khoảng 5-15% số nang trên da đầu bạn. Trong kì nghỉ ngơi, có thể có tới 200 sợi tóc rụng mỗi ngày, điều này rất bình thường. Sau đó, chu kì sinh trưởng lại bắt đầu. ​

Nguyên nhân rụng tóc và hói

Rụng tóc không phải đột ngột mà diễn ra từ từ, một hệ thống gọi là thước đo Norwood giúp nhận biết mức độ nghiêm trọng của rụng tóc. Đầu tiên, tóc rụng ở hai bên thái dương, sau đó tóc ở đỉnh đầu mỏng dần theo đường tròn. Tại điểm cao nhất của thước đo này, các vùng hói gặp nhau và mở rộng nhanh chóng, cuối cùng chỉ còn một vòng tròn tóc lưa thưa quanh thái dương và phần sau đầu.

Thực tế, một vài người có mái tóc ngày càng thưa. Hói đầu có thể di truyền, với những người trong trường hợp này nang tóc trở nên cực kì nhạy cảm do ảnh hưởng của dihydrotestosterone (DHT). DHT là nguyên nhân làm cho những nang tóc co lại, khiến tóc mỏng dần và rụng.

Nguyên nhân gây rụng tóc không hẳn hoàn toàn bởi gene. Căng thẳng kéo dài có thể tạo ra các tín hiệu làm tổn thương nang tóc và khiến chúng rơi vào kỳ nghỉ ngơi sớm. Một số phụ nữ gặp phải hiện tượng này sau khi sinh. Nang tóc cũng có thể mất khả năng ở kỳ sinh trưởng. Những người trải qua hóa trị gặp phải điều này tạm thời.

Tưởng chừng như một khi bạn hói đầu thì điều đó sẽ đi theo bạn mãi mãi nhưng không, các nghiên cứu khoa học đã cho thấy bên dưới bề mặt lớp da, các chân tóc thực ra vẫn sống. Với kiến thức này, các nhà khoa học đã phát triển thuốc làm ngắn lại kỳ nghỉ ngơi và thúc đẩy nang tóc vào kỳ sinh trưởng. Ngoài ra, một số loại loại thuốc trị hói bằng cách chặn sự chuyển hóa testosterone thành DHT để nó không ảnh hưởng tới những nang tóc nhạy cảm. Tế bào gốc cũng tham gia vào điều tiết chu kì mọc tóc, các nhà khoa học đang tìm hiểu liệu họ có thể điều khiển hoạt động của những tế bào này để thúc đẩy nang tạo ra tóc mới hay không.

Ở thời điểm hiện tại, khi các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu những phương pháp nhằm cải thiện và tái tạo tóc, những người bị hói cũng đừng suy nghĩ hay ngại ngùng quá nhiều, hãy nhớ rằng, bạn không hề đơn độc!

Cập nhật: 20/05/2020 Theo Tinh tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video