Tại sao các sọc đen trắng lại chuyển hướng?

Điều gì đã khiến cho các sọc đen trắng chuyển hướng khi ta đặt một cốc nước phía trước? Lời giải thích cho hiện tượng này bắt nguồn từ quy luật vật lý nào?


Sự thay đổi về tốc độ đã khiến cho sóng ánh sáng bị chuyển hướng, hoặc uốn cong.

Theo Popsci, khi chúng ta nhìn các vật thể xung quanh, ánh sáng dội lại từ vật thể ấy và đi đến mắt của chúng ta theo một đường thẳng. Nhưng khi sóng ánh sáng phải đi qua một môi trường dày hơn không khí, chúng sẽ di chuyển chậm hơn. Trong trường hợp này, nước ở trong cốc thủy tinh đã cản trở sóng ánh sáng.

Sự thay đổi về tốc độ đã khiến cho sóng ánh sáng bị chuyển hướng, hoặc uốn cong. Trong vật lý người ta gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Chúng ta đã được học về hiện tượng này ở trường trung học cơ sở. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một nửa của lời giải thích. Chiếc cốc thủy tinh giống như một thấu kính hội tụ, trong đó tất cả các bề mặt của nó đều là cong. Khi ánh sáng đi qua cốc, hình dạng cong buộc ánh sáng phải uốn cong từ mọi hướng. Lượng nước "đậm đặc" ở trong cốc đã làm đường cong trở nên cong hơn.

Các sóng ánh sáng khúc xạ hội tụ tại một tiêu điểm, sau đó chúng bắt chéo nhau. Tiêu điểm này nằm ở đâu đó giữa chiếc cốc thủy tinh và mắt của chúng ta. Hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy được tạo ra bởi các sóng ánh sáng đi qua nhau. Bởi vì chúng đi theo hướng ngược nhau, nên các đường đảo ngược xuất hiện. Bỏ qua căn cứ vật lý, hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy như bị đánh lừa. Nhưng bạn hãy nhớ rằng đó là hình ảnh thật.

Cập nhật: 23/02/2017 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video