Tại sao cảnh báo sóng thần Indonesia không kích hoạt?

Trong trường hợp sóng thần do động đất gây ra, mặt đất chấn động có thể là dấu hiệu cảnh báo nhưng dự báo động đất do núi lửa phun trào khó hơn rất nhiều.

Các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ vẫn đang tiếp diễn ở Indonesia sau khi trận sóng thần chết người xảy ra ở Eo Sunda, làm hơn 280 người thiệt mạng. Có hơn 1.000 người bị thương và 11.600 người phải rời nơi ở. Quận Pandeglang, ở mũi tây của đảo Java là nơi hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất, với 207 người chết và 755 người bị thương.

Núi lửa Anak Krakatau được cho là phun trào dưới nước, gây ra lở đất dưới biển và tạo nên sóng thần. Các chuyên gia không thể biết chính xác nguyên nhân gây ra sóng thần cho tới khi hệ thống định vị dưới nước bằng siêu âm được triển khai. Tuy nhiên, hiện quá nguy hiểm để làm việc đó vào lúc này.


Núi lửa phun trào được cho là nguyên nhân gây ra sóng thần.

Theo NY Times, nhà chức trách Indonesia cũng có chung nhận định như các chuyên gia. Họ cho biết, vào thời điểm sóng thần xảy ra, trong vùng không có địa chấn, vốn giúp kích hoạt cảnh báo sơ tán và giúp cứu mạng người dân khi sóng thần chuẩn bị ập tới. Đây là lần thứ hai trong năm nay, sóng thần tấn công Indonesia.

Phát ngôn viên cơ quan quản lý thảm họa Indonesia là Sutopo Purwo Nugroho nói, nhà chức trách nước này không thể phát hiện được sóng thần và đưa ra cảnh báo vì "chúng tôi không có hệ thống cảnh báo sớm sóng thần do lở đất và núi lửa phun trào, gây ra. Những gì chúng tôi có là hệ thống cảnh báo sớm sóng thần do động đất gây ra".

Theo quan chức này, thách thức với họ là phát triển một hệ thống cảnh báo có thể nhận biết lở đất dưới nước và núi lửa phun trào. Ông Nugroho cũng cho biết, không phải lúc nào hệ thống cảnh báo cũng kích hoạt khi động đất gây ra sóng thần.

Cụ thể là, ngày 28/9, động đất xảy ra và dẫn tới sóng thần ập vào thành phố Palau trên đảo Sulawesi nhưng còi báo động không vang lên. Một số khu vực đông dân nhất của thành phố được xây dựng trên đỉnh các khu đất, vốn có nhiều nguy cơ bị lở. Khi động đất bất ngờ xảy ra, vùng đất rắn rất dễ trở thành bùn nhão, và trong thảm họa hồi tháng 9, có hơn 2.100 người thiệt mạng.

Guardian dẫn lời phó giáo sư David Kennedy thuộc Đại học Melbourne cho hay, nếu có một mạng lưới phao được thiết lập quanh núi lửa Anak Krakatau, cảnh báo từ 1-2 phút trước khi sóng thần ập tới là điều mà đa phần mọi người đều kỳ vọng. Theo ông Kennedy, việc các khu nghỉ ở bãi biển ngày càng được ưa chuộng cũng là nguyên nhân khiến có nhiều người phải đối mặt với nguy cơ gặp sóng thần.

Indonesia có 147 núi lửa và có 76 cái được coi là hoạt động.

Cập nhật: 25/12/2018 Theo vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video