Cái cảm giác buồn bã khi dành một thời gian dài để ở một mình, người ta gọi đó là cô đơn. Nhưng liệu việc dành quá ít thời gian ở một mình có sinh ra cảm xúc tiêu cực hay không?
Chúng ta cần cân bằng khoảng thời gian ở một mình và thời gian giao tiếp xã hội. (Ảnh: Eugenio Marongiu (Shutterstock)).
Một nhóm các nhà tâm lý học tại Đại học Carleton đã đề xuất một cái tên cho cảm xúc đó: alonely (một mình). Cái tên này tuy cùng nghĩa nhưng lại đối lập với lonely (cô đơn). Chúng ta cần cân bằng khoảng thời gian ở một mình và thời gian giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, sự cân bằng đó là khác biệt ở mỗi cá nhân. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nhu cầu của bản thân hơn thay vì tự gán ghép vào hai thái cực là hướng nội hay hướng ngoại.
Vậy thì bạn có thể làm gì để xác định nhu cầu được ở một mình của bản thân? Bước đầu tiên là xác định rõ vấn đề. Bạn đang rơi vào trạng thái alonely nếu bạn dành nhiều thời gian ở một mình hơn dự định. Robert Coplan, trưởng nhóm nghiên cứu, và các cộng sự xác định trạng thái alonely rất đơn giản, đó là đặt câu hỏi cho người tham gia khảo sát rằng họ có đồng ý với ý kiến"Tôi muốn được ở một mình nhiều hơn" hay không. Tự đánh giá bản thân một chút là bạn sẽ có thể xác định liệu mình có cảm xúc alonely hay không.
Nếu câu trả lời là đồng ý, có thể bạn đang cảm thấy "cáu kỉnh, ngột ngạt hoặc mệt mỏi", tờ Psychology Today viết. Hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc phải các bệnh về tâm thần, việc dành thời gian ở một mình sẽ rất hữu ích bởi những cảm xúc nó mang lại so với những yêu tố trong công việc và cuộc sống khiến chúng ta lo lắng, kiệt sức hay căng thẳng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc trả lời câu hỏi trên, có lẽ đã đến lúc bạn cần gặp một nhà trị liệu để giúp bạn xử lý những vấn đề tâm lý.
Bên cạnh đó, bạn sẽ cần tự hỏi bản thân rằng mình có cảm thấy tốt hơn khi dành thời gian ở một mình nhiều hơn hay không. Và sau đó, bạn bắt đầu dành ra một khoảng thời gian nhất định trong thời gian biểu cho riêng mình. Bạn không nhất thiết phải trả lời mọi cuộc gọi hay phải đồng ý mọi cuộc hẹn. bạn có thể dành cả buổi tối thứ sáu để ở một mình chẳng hạn.
Và thậm chí khi bạn không thể dành ra quá nhiều thời gian để ở một mình vì lịch làm việc đã kín, bạn có thể đảm bảo khoảng thời gian ít ỏi còn lại chỉ dành cho mình bạn. Nghĩ về những thứ có thể làm bạn thoải mái, vui vẻ, nhẹ nhõm đầu óc hơn, có thể là đọc sách hay đi dạo thay vì chỉ nhìn chăm chăm vào chiếc điện thoại. Và hãy làm bất cứ hoạt động nào mình thích mỗi khi có thời gian của riêng bạn, dù là 1 phút hay 1 giờ đi chăng nữa.