Tại sao chúng ta có các nhóm máu khác nhau?

Nhóm máu đề cập đến cách phân loại máu, thường đề cập đến loại tế bào hồng cầu. Nhóm máu của chúng ta có thể hoàn toàn khác với nhóm máu của bạn bè hoặc thậm chí các thành viên trong gia đình. Việc nhận biết được nhóm máu mình đang sở hữu rất quan trọng, đặc biệt là để truyền máu và các mục đích y tế. Điều này đặt ra câu hỏi: tại sao con người lại có các nhóm máu khác nhau?

Có bốn nhóm máu chính ở người: A, B, AB và O. Mỗi nhóm máu được xác định bởi các chất kháng nguyên di truyền có trên bề mặt hồng cầu. Nhóm máu A có kháng nguyên loại A trên các tế bào hồng cầu, nhóm máu B có kháng nguyên loại B, nhóm máu AB có cả hai kháng nguyên A và B, còn nhóm máu O thì không có. Thông thường một số kháng nguyên đến từ các alen của cùng một gene hoặc là sản phẩm mã hóa của một số gene liên kết chặt chẽ và các kháng nguyên này tạo thành một hệ thống nhóm máu. Đối với con người, chúng ta có 30 hệ thống nhóm máu khác nhau đã được xác định và công nhận bởi Hiệp hội Truyền máu Quốc tế.

Có những nghiên cứu cho rằng nguyên nhân khiến chúng ta có các nhóm máu khác nhau là do bệnh sốt rét, và nếu bạn chồng bản đồ của ký sinh trùng sốt rét với bản đồ của nhóm máu O, bạn sẽ thấy rằng giữa chúng có những điểm liên quan nhất định.


Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa theo một số chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Vì những lý do chưa được hiểu rõ hoàn toàn, máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại những nhóm kia. Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu được truyền, gây tác hại cho cơ thể.

Sốt rét gây ra một số lượng lớn người chết hàng năm. Năm 2020 có khoảng 627.000 người chết vì sốt rét trên toàn cầu. Ở những người bị ký sinh trùng sốt rét, các tế bào hồng cầu bị nhiễm có thể tích tụ trong các mạch máu nhỏ, ngăn cản máu và oxy đến não.

Tuy nhiên, với những người có nhóm máu O, họ có khả năng chống lại bệnh sốt rét đáng kể. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy những người có nhóm máu O ít có nguy cơ mắc bệnh sốt rét ác tính ít hơn 66% so với những người có nhóm máu khác.

Điều này xảy ra khi ký sinh trùng xâm nhập vào các tế bào hồng cầu, nó biểu hiện một họ các protein xen kẽ lặp lại (RIFIN) trên bề mặt của nó. Theo một nghiên cứu năm 2015, RIFIN hoạt động giống như keo, cho phép các tế bào hồng cầu không bị nhiễm trùng tích tụ xung quanh các tế bào hồng cầu bị nhiễm bệnh. Đồng thời, RIFIN liên kết mạnh với bề mặt của hồng cầu loại A nhưng yếu với hồng cầu loại O.


Một mẫu máu có thể tới hơn 30 chất trên bề mặt của các hồng cầu, và một nhóm máu của cá thể là một trong những sự kết hợp của một số kháng nguyên nhóm máu. Trong số hơn 30 nhóm máu, có hơn 600 chất kháng nguyên nhóm máu khác nhau đã được phát hiện, nhưng đa số trong chúng rất hiếm hoặc chủ yếu được tìm thấy trong các nhóm bộ tộc nhất định.

Tuy nhiên, nhóm máu không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh sốt rét của một người, ngoài những kháng nguyên tạo nên 4 nhóm máu chính, còn có 15 loại kháng nguyên khác có thể xuất hiện trên bề mặt hồng cầu, trong đó có một lớp kháng nguyên được gọi là kháng nguyên Duffy. Những người thiếu kháng nguyên Duffy sẽ có sức đề kháng tương đối mạnh đối với một trong hai loại ký sinh trùng sốt rét chính. Và trên thực tế, sự thiếu sót kháng nguyên Duffy tương đối phổ biến ở Châu Phi cận Sahara, nơi vấn đề sốt rét nghiêm trọng nhất, nhưng hiếm gặp ở các khu vực khác trên thế giới.

Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng đáng kể để giải thích tại sao người dân ở các vùng dễ bị sốt rét có nhóm máu O. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết tại sao nhóm máu A, B và AB lại tương đối cao ở những nơi khác. Một số nhà khoa học đã chỉ ra rằng có thể có mối liên hệ bệnh tật giữa các nhóm máu khác nhau. Ví dụ, những người có nhóm máu O dễ mắc bệnh tả, bệnh dịch hạch, bệnh lao và bệnh quai bị. Những người có nhóm máu khác thì sẽ dễ mắc các bệnh khác hơn; ví dụ, những người có nhóm máu AB dễ mắc bệnh đậu mùa, salmonella và E. coli hơn.

Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được mối liên hệ nhân quả giữa nhóm máu và tỷ lệ mắc các bệnh này, vì các yếu tố khác có thể góp phần vào mối liên hệ. Vì vậy, những nghiên cứu này thực sự không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy nhóm máu có khả năng bảo vệ hoặc dễ mắc bệnh, và sốt rét là căn bệnh duy nhất thực sự có liên quan đến nhóm máu.

Hiện tại, các nhà khoa học không biết tại sao hầu hết các tế bào máu của mọi người đều có một loại protein gọi là yếu tố rhesus (yếu tố Rh) trên bề mặt, khiến cho chúng có Rh dương tính. Khoảng 15% người da trắng, 8% người da đen và 1% người Châu Á thiếu protein này và nhóm máu của họ là Rh âm tính (thường được ký hiệu là + và - sau nhóm máu, chẳng hạn như A+ hoặc B-). Việc khớp yếu tố Rh trong nhóm máu là rất quan trọng vì việc không trùng khớp trong quá trình truyền máu (truyền máu Rh+ cho người có nhóm máu thuộc Rh-) có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, những người có nhóm máu thuộc Rh+ không gặp vấn đề gì khi nhận máu Rh-.

Cập nhật: 04/04/2022 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video