Tại sao chúng ta cười khi bị "thọc lét"?

Cười là một hành động được một trung khu thần kinh trên não điều khiển. Những thông tin về việc bị "thọc lét" (còn gọi là cù) được truyền lên não, nếu ở cường độ mạnh sẽ khiến phát ra tiếng cười như một phản xạ đáp ứng.

Nhà bác học Darwin đã nhận xét chính những chú tinh tinh (loài linh trưởng gần người nhất) khi chơi đùa, vật nhau, cù vào nách nhau cũng phát ra tiếng cười khúc khích. Tuy nhiên, não có 2 cơ chế khác nhau, phân biệt 2 loại cù là bị người khác cù và tự mình cù. 

Não có 2 cơ chế khác nhau, phân biệt bị người khác cù và tự mình cù. (Ảnh: KH & ĐS)

Darwin cho rằng: "Thọc lét" chỉ gây cười khi bất ngờ, không biết trước điểm sẽ bị kích thích. Nếu có sự chuẩn bị trước, nghĩa là não đã biết - thậm chí chính não bộ chỉ huy việc cù ở đâu, vào lúc nào - thì không còn yếu tố bất ngờ nữa.

Những hình ảnh chụp cộng hưởng từ cho thấy, trong hai trường hợp bạn bị người khác cù và tự cù mình, thì dù tại cùng một vị trí trên cơ thể, với cùng một cường độ như nhau nhưng cách xử lý của não vẫn hoàn toàn khác nhau.

Trường hợp đầu, não ra lệnh trung khu cười phát ra những tiếng khanh khách, không thể kiềm chế, trong khi ở trường hợp sau, não không truyền xuống một mệnh lệnh nào.

Theo Sức khỏe & Đời sống, Tin tức online - Vienamn
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video