Tại sao chúng ta thường cảm thấy khát nước trước khi đi ngủ?

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao chúng ta thường cảm thấy khát nước khi đi ngủ chưa? Hãy tìm hiểu về cơ chế sinh học của cơ thể để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhé.

Một nghiên cứu mới được tiến hành thử nghiệm trên chuột cho thấy, việc chúng ta thường cảm thấy khát nước trước khi đi ngủ là do bởi các hoạt động đồng hồ sinh học của não bộ.

"Mặc dù nghiên cứu này đã được tiến hành thực hiện trên các loài động vật gặm nhấm, nó cũng giải thích được rằng tại sao chúng ta thường cảm thấy khát và muốn uống một số loại chất lỏng như nước hoặc sữa trước khi đi ngủ", đồng tác giả của nhóm nghiên cứu, giáo sư thần kinh học Charles Bourque tại trường Đại học McGill ở Quebec, cho biết.


Chúng ta thấy khát nước trước khi ngủ hoạt động đồng hồ sinh học của não bộ. (Nguồn ảnh: Phi Studio / Shutterstock.com).

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nói rằng họ cần nghiên cứu thêm để kiểm chứng phát hiện mới này hoàn toàn có thể áp dụng với con người.

Trước khi tiến hành nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng loài động vật gặm nhấm dường như uống nhiều nước hơn trong hai giờ trước khi đi ngủ, nhưng lý do giải thích cho sự gia tăng lượng nước này vẫn chưa xác định rõ ràng.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã không để cho 12 con chuột uống nước trong một vài giờ trước khi đi ngủ. Kết quả là những con chuột đó bị thiếu nước trầm trọng sau khi thức dậy. Kết quả này giúp các nhà nghiên cứu cho rằng việc tăng lượng nước uống trước khi đi ngủ có thể là một cách để loài chuột tự bảo vệ mình chống lại sự mất nước trong khi ngủ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng muốn tìm hiểu về cơ chế nào đã nhắc nhở những con chuột cần phải uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Họ tự hỏi liệu rằng các tế bào bên trong não "cảm biến độ ẩm" tạo ra cảm giác khát nước, gắn kết với các phần của não bộ để điều khiển đồng hồ sinh học trong cơ thể chuột, nhắc nhở chúng đi ngủ và thức dậy.

Phát hiện này giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về hoạt động đồng hồ sinh học bên trong não bộ của con người.

Các nhà nghiên cứu dùng điện để kích thích đồng hồ sinh học bên trong não bộ của những con chuột và thấy rằng sự kích thích này dường như đã làm tăng sự sản sinh các hormone vasopressin, được sản xuất trong cùng một khu vực não bộ.

"Trong các thí nghiệm tiếp theo được thực hiện ở chuột, các nhà khoa học phát hiện ra các hormone vasopressin quả thực đã kích hoạt các tế bào não liên quan đến cơn khát", theo một nghiên cứu được công bố ngày 29 tháng 9 trên tạp chí Nature.

"Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để xác định xem các cơ chế tương tự có hoạt động trên cơ thể con người hay không. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy một số người thường cảm thấy khát và muốn uống một ly gì đó trước khi đi ngủ, trong khi những người còn lại nói rằng họ chẳng muốn uống gì trước khi đi ngủ. Số người quyết định không uống gì trước khi đi ngủ là vì sợ bàng quang của họ sẽ khiến họ tỉnh dậy để đi tiểu giữa đêm", Bourque trả lời trang Live Science.

"Tuy nhiên, những phát hiện mới này có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về hoạt động đồng hồ sinh học bên trong não bộ của con người", các nhà nghiên cứu cho biết.

Cập nhật: 03/10/2016 Theo Nga Bui (quantrimang)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video