Tại sao con người có ráy tai

Ráy tai có chức năng bảo vệ, chống nhiễm khuẩn, ngăn bụi bẩn và giúp tai không bị sốc trước các âm thanh quá lớn.

>> Điều cần biết khi lấy ráy tai

Ráy tai và những điều chưa biết

Ráy tai được tạo thành từ khoảng 60 phần trăm keratin (một loại protein) và các tế bào da chết, axit béo, cholesterol, cùng nhiều hợp chất khác. "Hỗn hợp" này thường xuất hiện ở tai ngoài, tuy nhiên nó do các tuyến cerumenous (chuyên sản xuất chất sáp) ở bên trong ống tai tiết ra.


Ráy tai. (Ảnh: Health Check)

Thành phần của ráy tai ở mỗi người về cơ bản đều giống nhau, nhưng nó khác nhau về màu sắc và kết cấu. Những người ở các quốc gia đông bắc Á như Trung Quốc, Hàn Quốc nhiều khả năng có ráy tai khô (ráy tai cứng, màu sắc từ đỏ đến đen, hoặc dễ bong thành từng mảnh và có màu vàng). Những người khác thường có ráy tai dính, màu sắc thay đổi từ vàng cam đến đỏ cam.

Theo các nhà khoa học, đây là một trong nhiều phương pháp bảo vệ sáng tạo của cơ thể con người. Nó giống như một cái bẫy dính, ngăn vật thể lạ và vi khuẩn lọt vào tai. Ngoài ra, ráy tai cũng có thể tự làm sạch, bong tróc và rơi khỏi tai. Vì vậy, trừ khi có sự tích tụ quá nhiều ráy tai, chúng ta không nên loại bỏ chúng.

Theo VnExpress.net
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video