Tại sao con người thấy ngọn núi ở phía xa lại có màu xanh?

Tuy ánh sáng tím là ánh sáng có bước sóng ngắn nhất nhưng ánh sáng xanh mới là ánh sáng con người nhìn thấy nhiều nhất khi nhìn ra xa các ngọn núi.


Mắt người phát hiện ra màu xanh lam dễ dàng hơn.

Bầu trời thường có màu xanh lam vào ban ngày nhờ sự biến dạng của bầu khí quyển và giới hạn thị lực của con người. Đó là một hiện tượng gọi là tán xạ Rayleigh.

Cụ thể, mặt trời phát ra ánh sáng trắng vì chúng pha trộn tất cả các màu của cầu vồng bao gồm màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím.

Tất cả các màu đó truyền đi theo các bước sóng riêng biệt của chúng. Ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất và ánh sáng tím là ngắn nhất.

Ánh sáng mặt trời cần trung bình 8 phút 20 giây để chiếu tới Trái đất. Ánh sáng có bước sóng ngắn hơn có nhiều khả năng đập vào các phân tử không khí và tán xạ ra xung quanh, va chạm từ phân tử này sang phân tử khác cho đến khi ánh sáng di chuyển đến mắt chúng ta từ bất kỳ hướng nào có thể.

Kết quả là bước sóng màu tím sẽ di chuyển đến mắt người nhanh hơn. Tuy nhiên, ánh sáng xanh lam lại là một trong những bước sóng ngắn nhất trong toàn bộ quang phổ ánh sáng nhìn thấy do ban đầu mặt trời phát ra ít ánh sáng tím hơn ánh sáng xanh, và vì thế mắt người phát hiện ra màu xanh lam dễ dàng hơn.

Tóm lại, sự tán xạ của rất nhiều ánh sáng xanh trong bầu khí quyển, kết hợp với số lượng ánh sáng xanh không đồng đều từ mặt trời và giới hạn tầm nhìn của chúng ta là nguyên nhân con người thấy ngọn núi ở xa có màu xanh.

Cập nhật: 26/05/2022 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video