Tại sao Gia Cát Lượng lại chọn ngồi "xe lăn" ra trận thay vì cưỡi ngựa?

Năm xưa trong chiến dịch Bắc phạt, Gia Cát Lượng dù vẫn khỏe mạnh nhưng đã chọn ngồi "xe lăn" ra trận thay vì cưỡi chiến mã.

Phàm là những người đọc lịch sử Tam Quốc hẳn sẽ không còn cảm thấy xa lạ với tên tuổi của Ngọa Long tiên sinh Gia Cát Lượng - một trong những nhân vật cốt cán thuộc tập đoàn chính trị Thục Hán.

Ông được biết tới là bậc kỳ tài mà Lưu Bị từng 3 lần hạ cố tới nhà tranh mới có thể chiêu mộ. Cũng có không ít ý kiến cho rằng ông còn là nhân vật được cho là đứng sau nhiều mưu kế nổi tiếng như mộc ngưu lưu mã, mượn gió đông…

Trong ấn tượng của hậu thế, Khổng Minh thường xuất hiện trong hình ảnh của một vị mưu sĩ tay cầm quạt lông vũ, phong độ bất phàm, ở vào thời điểm đối diện với phong ba bão táp cũng không sợ hãi hay hốt hoảng.


Ảnh minh họa.

Thế nhưng có một điều khiến người đời vẫn không khỏi băn khoăn khi nhắc về vị Thừa tướng Thục Hán này: Đó là năm xưa sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng từng nhiều lần tiến hành Bắc phạt, bấy giờ tuổi tác của ông mới chỉ ngoài tứ tuần, nhưng mỗi lần ra trận lại đều ngồi trên một chiếc xe có hình dáng tương tự... xe lăn.

Tuy nhiên việc Gia Cát Lượng xuất hiện trên chiếc "xe lăn" ngoài chiến trường từng không ít lần khiến kỳ phùng địch thủ Tư Mã Ý phải khiếp vía.

Vậy liệu rằng có huyền cơ nào ẩn giấu sau phương tiện di chuyển kỳ lạ ấy của Khổng Minh hay không?

Phương tiện di chuyển đặc biệt của Khổng Minh: Đi ngược lại với quan điểm đương thời

Vào thời cổ đại, ngựa từng được xem là công cụ giao thông chủ yếu. Cũng bởi vậy mà đã từng có một giai đoạn rất dài, cổ nhân mỗi khi xuất hành đều cưỡi ngựa hoặc dùng xe ngựa.

Thế nhưng lúc bấy giờ, công dụng thực sự của loài động vật này không phải là làm phương tiện giao thông mà thực chất lại là một thứ "vũ khí chiến tranh".

Theo Qulishi, binh chủng Trung Hoa thời cổ đại chủ yếu chỉ làm kỵ binh và bộ binh. Trong đó, đội ngũ kỵ binh chiếm vai trò vô cùng trọng yếu trên chiến trường.

Bởi họ sở hữu ưu thế về tốc độ di chuyển nên thường nắm trong tay phần thắng tương đối cao. Thậm chí không cần tới binh lính cưỡi trên ngựa ra tay, chỉ riêng một con chiến mã cũng có thể gây ra sát thương nguy hiểm tới tính mạng cho kẻ thù.

Không chỉ dừng lại ở đó, việc cưỡi ngựa khi ra trận còn tăng khả năng sống sót cho binh lính nếu ở trong tình thế cần rút chạy.

Như vậy, ở vào thời điểm xung phong, ngựa là chiến mã dùng để giết địch, còn vào lúc thất thế lui binh, ngựa trở thành công cụ giao thông cứu về tính mạng của binh lính.

Từ đó có thể khẳng định rằng việc cưỡi ngựa ra trận có không ít ưu điểm. Cũng bởi vậy mà các tướng quân thời xưa đa số đều sử dụng loại thú cưỡi này.

Thế nhưng trong số các nhân vật lịch sử nổi danh Trung Hoa, lại có một người không sử dụng chiến mã khi ra trận. Đó là mưu sĩ nổi danh Tam Quốc Gia Cát Lượng.

Đầu tiên, phải khẳng định rằng để có thể tồn tại vào thời loạn thế, bản thân Gia Cát Lượng không chỉ có nhiều mưu kế mà ít nhiều còn cần có năng lực thực chiến, chí ít cưỡi ngựa bắn cung đều cần biết.

Cũng bởi vậy mà bản thân Khổng minh đã từng không ít lần tham gia dẫn quân. Thậm chí có không ít người còn ví ông là một nhân vật lên ngựa có thể chấp chưởng ba quân, xuống ngựa có thể an dân bình thiên hạ.

Thế nhưng ở vào thời điểm Bắc phạt, Gia Cát Lượng mỗi lần ra chiến trường đều chọn một phương tiện di chuyển khác. Đó chính là xe gỗ có hình dáng gần giống xe lăn.

Trên thực tế, việc lựa chọn loại xe này thay thế cho chiến mã là một nước đi ẩn chứa đầy thâm ý của Ngọa Long tiên sinh.

Huyền cơ phía sau cỗ xe được Gia Cát Lượng dùng để thay thế chiến mã trên chiến trường

Trên thực tế, trong các chiến dịch Bắc phạt năm xưa, Gia Cát Lượng đóng vai trò là chủ soái, theo lý thuyết chỉ cần trấn giữ ở phía sau là được.

Thế nhưng bản thân Ngọa Long tiên sinh lại thường xuyên ra chiến trường, thậm chí còn không ngại ngồi trên một chiếc xe gỗ, cho người đẩy ra nơi đầu chiến tuyến cùng với binh sĩ.


Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Theo quan điểm của Qulishi, việc Gia Cát Lượng lựa chọn loại phương tiện di chuyển này thay vì chiến mã là để thầm tuyên bố với binh lính Thục Hán: Ông sẵn sàng vào sinh ra tử cùng quân lính, tuyệt đối không cưỡi ngựa để một mình thoát thân mà không màng tới tính mạng của binh sĩ.

Hơn nữa, việc một vị nhân vật đức cao vọng trọng xuất hiện trên một chiếc xe lăn ở nơi đầu chiến tuyến sẽ khiến các binh sĩ nước Thục có suy nghĩ rằng, ngay tới Thừa tướng đại nhân còn sẵn sàng đứng ở tuyến đầu xung phong, vậy bản thân họ sao có thể mang tâm lý sợ hãi cái chết mà không dám xông lên?

Do đó, việc Gia Cát Lượng lựa chọn ngồi xe thay vì cưỡi chiến mã thực chất nhằm để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân lính, khiến cho họ có thêm chí khí chiến đấu cùng niềm tin chiến thắng.

Sâu xa hơn, đây cũng là một nước cờ tâm lý cắt đứt đường lui của quân đội phe mình, khiến cho họ chỉ còn có con đường lựa chọn quyết tử và chiến đấu hết mình trong cuộc chiến phía trước.

Xét trên một khía cạnh khác, việc ngồi trên xe gỗ sẽ đem lại cảm giác vững chắc hơn so với cưỡi ngựa.

Đối với một người chủ soái như Khổng Minh mà nói, đây cũng là cách để duy trì tinh thần ổn định, đầu óc tỉnh táo, từ đó có thể đưa ra sách lược hợp lý trên chiến trường.

Từ những phân tích trên đây, có thể nói việc Gia Cát Lượng ngồi xe gỗ ra chiến trường thay vì cưỡi ngựa thực chất là một nước đi vô cùng cao minh và sáng suốt.

Cập nhật: 08/10/2020
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video