Vì sao một số bộ phận trong cơ thể tái sinh được còn một số khác thì không?

Các nhà khoa học từ lâu đã cố gắng trả lời câu hỏi này và đến nay chúng ta đã biết được vì sao lại như vậy.

Tế bào là gì?

Như bạn đã biết, cơ thể chúng ta gồm nhiều tế bào tạo thành. Có lúc chúng ta gọi tế bào là “những viên gạch xây nên sự sống”. Tất cả mọi bộ phận trên cơ thể đều từ các tế bào kết hợp lại với nhau mà ra.

Bạn đã từng chơi Lego đúng không? Vậy hãy tưởng tượng các tế bào giống như các mảnh lego vậy. Giống như các mảnh lego, các tế bào có thể kết hợp thành nhiều khối có hình dáng, màu sắc khác nhau. Tế bào cũng có thể làm được nhiều việc khác nhau.

Da của bạn cũng có cấu tạo gồm nhiều tế bào khác nhau, một số tế bào da làm nên tóc, lông, một số tế bào da khác tạo nên các vết sẹo khi bạn bị thương, ví dụ như vậy.

Thậm chí cả máu cũng được tạo nên từ các tế bào khác nhau. Tế bào máu đỏ làm cho máu của bạn có màu đỏ.

Nào, bây giờ thì trở lại với câu hỏi vì sao một số bộ phận trong cơ thể có thể mọc lại (tái sinh) còn một số bộ phận khác nếu mất đi thì không thể tái sinh được. Một số tế bào trong cơ thể chúng ta rất đặc biệt vì chúng có thể sinh sôi. Không chỉ có vậy, những tế bào đặc biệt này có thể còn có thể biến thành những tế bào khác nữa. Các tế bào đặc biệt này được gọi là “tế bào gốc” và chúng là chìa khóa để các bộ phận trong có thể có thể tái sinh.

Những bộ phận nào có thể tự tái sinh?


Các bộ phận trong cơ thể người.

Trong bài viết này, chúng ta dùng từ “tái sinh” để mô tả hiện tượng một bộ phận trong cơ thể có thể tự lành sau khi cơ thể bị thương hoặc bị bệnh.

Da là một bộ phận cần tái sinh thường xuyên. Tế bào gốc của da sản xuất ra các tế bào da mới khi các tế bào da cũ chết đi.

Một bộ phận khác là gan cũng tái sinh rất dễ. Tế bào gan được gọi là tế bào nhu mô gan. Các tế bào này bắt đầu sinh sôi khi gan bị tổn thương. Như vậy chúng ta thấy tế bào nhu mô gan hoạt động giống như tế bào gốc.

Ruột cũng là một bộ phận có thể tự tái sinh. Ngay cả khi chúng ta khỏe mạnh, tế bào ruột cũng liên tục sinh sôi, bởi vì tế bào ruột mất đi trong quá trình tiêu hóa thức ăn nên các tế bào gốc trong ruột phải sinh sôi để có các tế bào mới thay thế.

Những bộ phận nào khó tái sinh?

Não chẳng hạn, khi não bị tổn thương, các tế bào não rất khó sinh sôi thêm tế bào mới. Đó là vì não có rất ít tế bào đặc biệt, tức là ít tế bào gốc.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã phát hiện ra một số vùng trong não có thể tái sinh, nhưng chúng ta vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về việc này.

Hiện nay chúng ta vẫn chưa biết được liệu bộ não của người trẻ có tái sinh tốt hơn người già hay không.

Cập nhật: 07/03/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video