Tại sao Jack Ma lại chọn cái tên Alibaba cho đế chế hùng mạnh của mình?

Tại sao Jack Ma lại đặt tên doanh nghiệp của mình là Alibaba. Cái tên ấy có phần đơn giản, nhưng giàu ý nghĩa hơn chúng ta tưởng.

Nhắc đến thương mại điện tử, chúng ta chẳng thể bỏ qua cái tên Alibaba. Ra đời vào năm 1999, đứa con của Jack Ma từng bước chiếm lĩnh, trở thành cái tên khổng lồ trong thị trường thương mại điện tử Trung Quốc, đồng thời vươn mình sánh ngang với các bậc "đàn anh" vô cùng mạnh trên thương trường quốc tế là Amazon và eBay.

Ngay từ khi thành lập Alibaba, Jack Ma đã có tham vọng xây dựng nên một đế chế bền vững, và đến thời điểm này có thể nói ông đã thành công. Nhưng câu hỏi ở đây là: Vì sao lại là Alibaba?

Và hóa ra, đó là một cái tên giàu ý nghĩa hơn chúng ta tưởng.


Tỷ phú Jack Ma.

Một cái tên cả thế giới đều biết

Trong một cuộc phỏng vấn với CNN vào năm 2006, Ma đã tiết lộ điều này. Cái tên Alibaba (阿里巴巴) đến với ông khi đang ngồi trong một quán cafe tại San Francisco.

"Tôi hỏi cô phục vụ: "Cô biết gì về Alibaba không?". Cô đáp "Vừng ơi, mở ra", và tôi reo lên: "Đây chính là cái tên ấy!" - Jack Ma trả lời người phỏng vấn.

Sau đó, Ma đi dạo phố, và ông hỏi gần như tất cả mọi người về Alibaba. Chẳng quan trọng họ là ai, họ đến từ đâu, tất cả đều biết đến cái tên đó và câu nói "Vừng ơi, mở ra" (open Sesame) cực kỳ nổi tiếng.


Alibaba và 40 tên cướp. (hình minh họa).

Trong truyện Alibaba và 40 tên cướp, "Vừng ơi mở ra" là một câu thần chú, giúp mở cửa vách núi có chứa một kho báu khổng lồ.

Với Ma, ông muốn khách hàng bước qua một cánh cửa và choáng ngợp trước một thế giới toàn những món đồ hấp dẫn đến bất ngờ, giống như cách Alibaba từng trải nghiệm vậy. Và quan trọng hơn, Alibaba là một cái tên quen thuộc với tất cả mọi người trên thế giới, qua đó giúp công ty dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế hơn.

Tương tự là Taobao - một nhánh thương mại điện tử thuộc Alibaba, phân phối hàng hóa theo dạng C2C (consumer to consumer). Trong tiếng Trung Quốc, tao bao (淘宝) có nghĩa là "Muốn có kho báu, hãy tìm những viên ngọc thô," - trích lời Kelland Willis - nhà phân tích ngôn ngữ Trung Hoa tại Los Angeles. Ma mong muốn khách hàng tìm kiếm những viên ngọc trong thế giới hàng hóa muôn hình vạn trạng, qua đó nắm giữ kho báu của riêng mình.

Có thể bạn chưa biết: Alibaba suýt chút nữa không được gọi là Alibaba. Ban đầu, Jack Ma định đặt tên là Ali Mama (Baba trong tiếng Trung Quốc là bố, còn Mama là mẹ). Nhưng sau đó ông quyết định thay đổi, tất cả là vì câu chuyện ở quán cafe tại San Francisco.
Cập nhật: 07/11/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video