Tại sao khi chụp ảnh mắt của bạn lại "đỏ quạch" trông như "ma cà rồng"?

Mặc dù công nghệ hiện nay đã đơn giản hóa việc chụp những tấm ảnh nghệ thuật, nhưng hiệu ứng "mắt đỏ" vẫn là nguyên nhân làm hỏng nhiều bức hình tuyệt đẹp của bạn. Bright Side đã quyết định điều tra ra nguyên nhân gây ra hiệu ứng "kỳ lạ" này.

Trong môi trường ánh sáng (ambient light) thấp, bạn thường phải mở rộng mắt ra để cho ánh sáng có thể vào được. Khi ánh sáng đèn flash chiếu vào mắt, bạn sẽ không có đủ thời gian để nheo mắt lại. Vì vậy, số lượng ánh sáng mạnh từ đèn làm khung cảnh sáng lên và tác động trực tiếp tới cầu mắt, đi xuyên qua đồng tử tới các mạch máu nằm phía sau, phản chiếu những mạch máu đỏ trên màng mạch. Khi đèn flash ở camera sáng lên phản xạ mạch máu này khiến cho mắt chúng ta thường có hiện tượng "đỏ quạch" lên trong ảnh.


Ánh sáng tác động trực tiếp tới cầu mắt, đi xuyên qua đồng tử tới mạch máu nằm phía sau.

Lý do khiến mắt có màu đỏ, có lẽ là do bạn nhìn chằm chằm vào ống kính của máy ảnh. Bạn có thể loại bỏ hiệu ứng "mắt đỏ" bằng một cách đơn giản đó là tránh nhìn chằm chằm vào ống kính mà chỉ nhìn vào một bóng đèn gần đó trước khi chụp ảnh.
Để giảm hiệu ứng "mắt đỏ", hầu hết các máy chụp ảnh hiện đại thường cho đèn flash đằng trước nhấp nháy trước khi đèn flash chính thức nháy, để bạn có đủ thời gian nheo mắt lại và thích ứng với nó.

Để tránh hiệu ứng "mắt đỏ" bạn nên nhìn vào một bóng đèn gần đó trước khi chụp ảnh.

Cường độ phản chiếu ánh sáng của từng người là khác nhau, phụ thuộc vào kích thước, độ tuổi và màu mắt của từng cá nhân. Những người có làn da sáng cùng đôi mắt màu xanh dương hoặc xanh lá thường ít bị melanin (tế bào biểu bì tạo sắc tố), có thể thường xuyên bị hiệu ứng "mắt đỏ" khi chụp ảnh.


Các hiệu ứng chất lượng cao thường xuất hiện ở cả trên mắt người và mắt động vật.

Các hiệu ứng chất lượng cao thường xuất hiện ở cả trên mắt người và mắt động vật, đặc biệt là ở mắt của loài động vật ăn đêm - võng mạc có một lớp phản chiếu đặc biệt được gọi là lớp gương tapetum lucidum hoạt động như tấm gương đặt phía sau mắt. Lớp mô này giúp động vật có thể quan sát mọi vật rõ hơn vào ban đêm bằng các hành động như tấm phản quang (retroreflector), lấy ánh sáng phản xạ và trực tiếp phản chiếu nó quay trở lại theo hướng ban đầu.

Cập nhật: 05/10/2016 Theo Nga Bui (quantrimang)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video