Tại sao khi mắc Covid-19 thì giảm oxy trong máu?

Nguyên nhân giảm mạnh lượng oxy trong máu của bệnh nhân Covid-19 có thể là do nhiễm SARS-CoV-2 với các thụ thể hóa học, chịu trách nhiệm đánh giá áp suất riêng phần oxy trong máu.

Giả thuyết này được các nhà khoa học Tây Ban Nha đưa ra trong một kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Function.


Bệnh nhân viêm phổi nặng do Covid-19 đã giảm mạnh oxy trong máu động mạch.

Nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng do Covid-19 đã giảm mạnh oxy máu, ghi nhận giảm rõ rệt lượng oxy trong máu động mạch. Nhưng đồng thời, bệnh nhân không bị khó thở hoặc thở dồn, là những hiện tượng vốn luôn đi kèm với tình trạng giảm oxy máu do viêm phổi cấp.

Những người bị giảm oxy máu nói chung thường thông báo về cảm giác khó thở và thở nhanh dồn dập, làm tăng mức tiêu thụ oxy của cơ thể. Cơ chế phản xạ này được kích hoạt bởi các tiểu thể động mạch cảnh - các cơ quan nhỏ nằm ở hai bên cổ, cạnh động mạch cảnh. Khi phát hiện thấy sự sụt giảm oxy trong máu, chúng sẽ gửi tín hiệu đến não để kích thích trung tâm hô hấp.

Ở những bệnh nhân có đặc điểm "giảm oxy máu thầm lặng" của Covid-19, cơ chế bảo vệ nói trên không hoạt động. Hệ quả là người bệnh có thể bị mất cân bằng oxy đột ngột, khi đến độ kịch tính dễ dẫn đến tử vong.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Y sinh học Seville, Bệnh viện Đại học tổng hợp Virgen del Rocío y Macarena ở Seville, Trung tâm Nghiên cứu Mạng lưới về Bệnh thoái hóa thần kinh ở Madrid và Trung tâm Công nghệ Sinh học Quốc gia Tây Ban Nha đã nêu giả thiết rằng "tình trạng giảm oxy máu thầm lặng" trong bệnh nhân Covid-19 có thể là do virus SARS-CoV-2 thâm nhập cơ quan động mạch cảnh, làm nó ngưng hoạt động bình thường.

"Nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 có biểu hiện lâm sàng không điển hình và thậm chí khó hiểu: họ bị giảm oxy máu nghiêm trọng với mức thậm chí cột thủy ngân đo oxy huyết áp tụt xuống dưới 50 mm mà không kèm theo những dấu hiệu rõ ràng như khó thở hoặc tăng nhịp thở dồn đáng kể. Trong những điều kiện này có thể xảy ra mất cân bằng và hậu quả là tình trạng lâm sàng xấu đi rất nhanh", các tác giả của bài nghiên cứu cho biết.

Cập nhật: 06/01/2021 Theo Sputnik
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video