Tại sao "Mẹ của các loại bom" nổ trên không thay vì dưới đất?

Việc kích nổ trên không giúp "Mẹ của các loại bom" GBU-43 đạt sức sát thương tối đa, so với kích nổ khi chạm đất.

GBU-43 Massive Ordnance Air Blast (MOAB), biệt danh "Mẹ của các loại bom" (Mother Of All Bombs), là loại bom thông thường lớn được Mỹ phát triển. Vào thời điểm ra mắt, nó được coi là vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất thế giới.

Khi bắt đầu rơi tự do, MOAB nhanh chóng tách ra khỏi giá treo và mở cánh lưới điều hướng. Nhờ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và máy tính điều khiển, những cánh lưới này giúp điều hướng MOAB tới mục tiêu.


Một quả MOAB với hệ thống cánh điều khiển dạng lưới. (Ảnh: Wikipedia).

Quả MOAB không chạm tới mặt đất của hệ thống hầm ngầm. Giống hầu hết các loại vũ khí lớn, gồm cả bom hạt nhân, nó phát nổ trong không trung. Ngòi nổ kích hoạt MOAB ở cách mặt đất 2m với sức công phá tương đương 11 tấn thuốc nổ TNT.

Lý do nó phát nổ trên không, thay vì nổ khi chạm đất là nhằm gây ra hiện tượng quá áp. Đó là sự gia tăng đột ngột áp suất không khí do một quả bom gây ra. Sự thay đổi áp suất này lan tỏa thành sóng xung kích ra mọi hướng. Bất kỳ khí tài, đường hầm hay sinh vật nào trong tầm sát thương của bom đều bị hủy diệt hoàn toàn.

Nếu MOAB phát nổ khi chạm đất, rất nhiều sóng áp lực sẽ đánh xuống lòng đất, tạo ra hố bom. Nền đất cứng và đặc hơn không khí nhiều lần, khiến sóng xung kích bị triệt tiêu rất nhanh. MOAB phát nổ trên mặt đất vẫn gây ra nhiều thiệt hại trong phạm vi nhất định, nhưng kích nổ ở độ cao 2m sẽ mở rộng phạm vi phá hoại lên nhiều lần.

Bên cạnh đó, khi bom phát nổ trong không khí, sóng quá áp sẽ lan rộng theo mọi hướng, bao gồm cả xuống dưới. Sóng hướng xuống sẽ nảy lại, đi qua vùng không khí nóng và mỏng do vụ nổ tạo ra ngay trước đó.


Quá trình tạo sóng xung kích kết hợp của MOAB. (Ảnh: Business Insider).

Trong môi trường này, sóng áp lực di chuyển nhanh hơn. Các sóng phản hồi có thể bắt kịp với những đợt sóng xung kích ban đầu. Chúng kết hợp lại, tạo thành "sóng xung kích kết hợp", đủ khả năng tăng gấp đôi sức công phá của bom.

Sóng xung kích kết hợp tạo ra lực ép lớn xuống mặt đất, có thể làm sập hầm và gây nổ mìn dưới lòng đất mà không bị hao phí năng lượng. Nếu MOAB phát nổ ở địa hình phẳng, khác địa hình miền núi của tỉnh Nangarhar, nó sẽ tạo ra vụ nổ có bán kính sát thương tới 1,6km.

Cập nhật: 15/04/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video