Tại sao mọi người bị cảm lạnh và cúm nhiều hơn trong mùa đông?

Các nhà khoa học thực hiện một nghiên cứu mới đã tìm ra lý do sinh học khiến chúng ta mắc nhiều bệnh về đường hô hấp hơn vào mùa đông.

Theo đó, chính không khí lạnh đã "làm hỏng" phản ứng miễn dịch xảy ra trong mũi.

"Đây là lần đầu tiên chúng ta có lời giải thích về mặt sinh học ở cấp độ phân tử liên quan đến một yếu tố trong phản ứng miễn dịch bẩm sinh của con người dường như bị hạn chế bởi nhiệt độ lạnh hơn", Tiến sĩ Zara Patel, bác sĩ chuyên khoa mũi, giáo sư tai mũi họng và phẫu thuật đầu và cổ tại Đại học Y khoa Stanford ở California, cho biết.


Việc giảm nhiệt độ bên trong mũi sẽ giết chết virustrong mũi, khiến con người dễ cảm lạnh hơn. (Ảnh: Shutterstock)

Trên thực tế, việc giảm nhiệt độ bên trong mũi xuống 9 độ F (5oC) sẽ giết chết gần 50% trong số hàng tỷ tế bào chống virus và vi khuẩn trong lỗ mũi, khiến con người dễ bị cảm lạnh và cúm, theo nghiên cứu được công bố hôm 6/12 trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học lâm sàng.

Tiến sĩ, bác sĩ mũi học Benjamin Bleier, Giám đốc nghiên cứu tai mũi họng tại Massachusetts Eye and Ear và là phó giáo sư tại Trường Y Harvard ở Boston, cho biết: "Không khí lạnh có liên quan đến việc gia tăng lây nhiễm virus vì về cơ bản, bạn đã mất một nửa khả năng miễn dịch bởi nhiệt độ giảm".

"Một điều quan trọng cần nhớ, đây là những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Mặc dù nó đang sử dụng mô người trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu phản ứng miễn dịch này nhưng đây không phải là nghiên cứu được thực hiện bên trong mũi thực của ai đó", Tiến sĩ Zara Patel nói. "Thường thì kết quả của các nghiên cứu trong ống nghiệm được xác nhận trong cơ thể sống, nhưng không phải lúc nào cũng vậy".

Virus hoặc vi khuẩn đường hô hấp xâm nhập vào mũi, điểm xâm nhập đầu tiên để vào cơ thể. Ngay lập tức, khu vực mũi trước phát hiện ra mầm bệnh, trước khi khu vực mũi phía sau nhận ra kẻ xâm nhập, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra.

Tại thời điểm đó, các tế bào lót trong mũi ngay lập tức bắt đầu tạo ra hàng tỷ bản sao đơn giản của chính chúng, được gọi là túi ngoại bào hay EV.

Theo ông Bleier, EV không thể phân chia như tế bào, nhưng chúng giống như phiên bản thu nhỏ của các tế bào được thiết kế đặc biệt để tiêu diệt những loại virus này. Hoạt động như mồi nhử, khi bạn hít phải virus, virus sẽ dính vào những mồi nhử này thay vì dính vào tế bào.

Những phiên bản thu nhỏ sau đó bị các tế bào đẩy ra thành chất nhầy mũi (nước mũi), nơi chúng ngừng xâm nhập trước khi đến đích và nhân lên.

Cập nhật: 16/12/2022 VTV
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video