Mùi hôi chân không chỉ là một vấn đề nhỏ, nó có thể là nguồn gốc chính của những bối rối không đáng có. Nhiều người dù đã cố gắng nhưng vẫn không thể thoát khỏi "mùi hương" ấy.
Bài viết dưới đây là một số lời khuyên mà chuyên gia Jane E. Andersen, bác sĩ khoa nhi kiêm phát ngôn viên của Hiệp hội Y khoa Nhi khoa Hoa Kỳ, về việc kiểm soát mùi hương khó chịu ở chân.
Có hơn 250.000 tuyến mồ hôi trong bàn chân của con người, cùng với đó là số lượng không nhỏ vi khuẩn sống trên bề mặt da. Vi khuẩn phá vỡ các phân tử mồ hôi, hậu quả là tạo ra một loạt a-xít gây mùi. Nếu gặp vấn đề này, thì "có thể do bạn có nhiều vi khuẩn trên da hơn những người khác, hoặc ra nhiều mồ hôi hơn những người khác, hoặc là cả hai", Tiến sỹ Andersen, bác sỹ tư nhân tại Chapel Hill, N.C, cho biết.
Một số bác sĩ chuyên khoa về chân cho rằng xu hướng đổ nhiều mồ hôi chân có thể là do di truyền. Nhiều người trẻ tuổi cũng đã từng phải trưởng thành qua quãng thời gian này, chứng tỏ rằng có thể là hormone phần nào liên quan đến mùi hôi chân. Tiến sĩ Andersen cho biết: "Theo kinh nghiệm tới thời điểm hiện tại, tôi thấy rằng người lớn ít gặp vấn đề này hơn trẻ em. Và không phải ai cũng gặp vấn đề này, nhưng đa số thì có".
Đáng tiếc là những ai chưa kết thúc "giai đoạn hôi chân" này sẽ không thể khắc phục hoàn toàn vấn đề, nhưng ít nhất là họ có thể phần nào kiểm soát được chúng.
Có hơn 250.000 tuyến mồ hôi trong bàn chân của con người.
"Giải thoát" mùi hương
Khi bàn chân đổ mồ hôi, "chúng sẽ bị giữ lại bên trong giày dép và không thể bay hơi". Điều này hiện tương chung ở hầu hết với các loại giày dép, đặc biệt là những loại làm từ vật liệu tổng hợp và bọc kín mũi chân. Sau thời gian dài sử dụng giày dép, da chết và vi khuẩn có thể kẹt lại bên trong, gây tích tụ mùi hôi. Khi ấy, kể cả khi đã vệ sinh chân sạch sẽ, vi khuẩn bốc mùi sẽ vẫn ngay lập tức sinh sôi ở tất và bàn chân.
Bước đầu tiên để chế ngự mùi hương cứng đầu này là đến gặp bác sĩ để kiểm tra nấm chân, rất có thể đây chính là nguyên nhân gây mùi.
Ngoài ra, Tiến sĩ Andersen cho biết rằng chất liệu vải cũng là một yếu tố lớn. Bác sỹ khuyến cáo bệnh nhân của mình nên chọn tất sợi có pha lẫn vải len nhân tạo (arcylic) trong những tháng ấm trời hoặc khi tập thể dục, và thay chúng ra ngay sau khi vận động để mồ hôi tiết ra không thể tích tụ nhiều. Vào mùa đông, cô thích đi tất làm bằng len lông cừu Merino, loại chất liệu này giúp giữ cho bàn chân khô ráo và ấm áp nhờ khả năng bay hơi nhanh.
Giặt tất bằng nước không thôi là chưa đủ để khử mùi hôi. Tiến sỹ Anderson khuyên nên sử dụng nước giặt và nước ấm để diệt vi khuẩn gây mùi có trong tất.
Tới lượt của giày với dép
Thỉnh thoảng, bỏ chân ra khỏi giày một vài phút trong ngày có thể giúp bạn loại bỏ mùi hôi bị kẹt lại. Tiến sĩ Andersen còn khuyên bệnh nhân của mình sử dụng các sản phẩm xịt khử mùi như Febreze hoặc SteriShoe để khử mùi hôi, hoặc tạo hỗn hợp bột baking soda với nước để chà xát lên dép xỏ ngón hoặc các loại giày dép làm từ cao su khác.
Yếu tố tất yếu khi khử mùi hôi là phải chờ chúng khô hoàn toàn rồi mới sử dụng trở lại. Do đó, bạn nên có một đôi giày dép dự phòng khác trong khi chờ cho đôi còn lại được phơi khô.
Hiệu quả từ lá trà
Khi giày và tất đã được xử lý xong, ta hãy cùng nhay quay về với việc kiểm soát mồ hôi chân. Một vài người sẽ phải sử dụng thuốc chống mồ hôi chân hoặc sử dụng các chế phẩm không kê đơn có dược tính mạnh khác.
"Nhưng tôi sống ở một khu vực mà mọi người thích những cách tiếp cận toàn diện, nên vì vậy tôi thường khuyên mọi người sử dụng lá trà để trị mồ hôi chân", cô nói. Cách này đòi hỏi người bệnh cần phải ngâm chân trong nước trà đen (hồng trà) đậm đặc để nguội trong 30 phút liên tục từ 7 tới 10 ngày, sau đó giảm tần suất xuống một lần mỗi tuần là đủ. Cô giải thích: "A-xít tannic sẽ giúp làm khô các tuyến mồ hôi trong chân".