Tại sao một số người lại ghét vị bia?

Bạn không phải là người duy nhất khi nghĩ rằng nhấp bia thật khủng khiếp. Vì thực tế có những người cũng suy nghĩ như vậy và nó đặt ra một câu hỏi: "Tại sao một số người lại ghét vị của bia?"

Theo Live Science, câu trả lời chung quy là do di truyền, điều làm ảnh hưởng đến cách bộ não xử lý đồ uống lạnh có vị đắng. Hơn nữa, hóa ra vị đắng của bia kích thích hệ thần kinh giữ cho chúng ta tránh xa thức ăn, thức uống nguy hiểm và kích thích này xảy ra mạnh hơn ở một số người.

Nhưng đầu tiên, hãy nói một chút về vị đắng của bia. Theo những kiến thức khoa học được dạy ở trường, vị giác của chúng ta có thể cảm nhận được 5 loại vị: vị mặn, ngọt, chua, vị umami (vị ngọt thịt) và vị đắng. Khi xác định được những hương vị riêng biệt, các thụ thể vị giác gửi dữ liệu qua dây thần kinh đến thân não. Virginia Utermohlen Lovelace, giáo sư khoa học dinh dưỡng tại Đại học Cornell ở Ithaca, New York cho biết: "Nếu thụ thể là ổ khóa thì bất cứ thứ gì kết nối với nó sẽ là chiếc chìa khóa đặc biệt. Các tế bào liên kết với thụ thể sẽ chuyển thông điệp tới não rằng: "Ồ, đây là vị đắng"".


Nhiều người ghét vị của bia chung quy là do di truyền.

Con người có tới 25 loại thụ thể vị giác khác nhau cảm nhận vị đắng. Trong khi đó, chỉ có hai loại thụ thể khác nhau cảm nhận vị mặn. Vị đắng của bia chủ yếu đến từ hoa bia. Khi uống một ngụm bia nhẹ, các axit alpha và beta cũng như nồng độ etanol thấp trong bia sẽ tạo ra vị đắng.

Nhưng cái gì làm cho hương vị cay đắng ấy khó nuốt? Khi bạn bè giới thiệu cho bạn một dòng bia thủ công với sức hấp dẫn cao và đầy hương vị thì hãy nói với họ rằng thị hiếu kỳ lạ của họ đối lập với bản năng tiến hóa của con người. Con người thực sự đã phát triển các thụ thể vị đắng cho sự an toàn của chính mình, để xác định các loại thực phẩm có thể gây hại.

Cụ thể, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Chemosensory Perception năm 2009 đã kết luận: "Vị đắng được coi là một hệ thống cảnh báo chất độc. Nhiều hợp chất độc hại thường có vị đắng, nhưng không có nghĩa chất nào có vị đắng thì đều có độc tính". Nói cách khác, đừng vì vị đắng mà cho rằng bia hoặc bất kỳ thức ăn hay thức uống đắng nào khác đều có độc.

Điều này vén màn khoa học đằng sau các chức năng di truyền hay còn gọi là các biến dị di truyền. Bởi vì có quá nhiều thụ thể vị đắng nên cách chúng ta nếm và chịu được vị này được xem là có khả năng di truyền.

Theo một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Scientific Reports, chỉ riêng TAS2R16 (một trong 25 thụ thể đắng) có 17 đa hình, bao gồm một biến thể có liên quan đến sự nghiện rượu. Giao sư Lovelace giải thích rằng một trong những yếu tố dẫn đến sự nhạy cảm với vị đắng là số lượng nụ vị giác trong miệng. Càng có nhiều nụ vị giác, bạn càng bài xích với bia.


Khi loại bỏ vị đắng, bạn có thể cảm nhận các hương vị khác một cách cụ thể hơn.

Tuy nhiên, các thụ thể đắng không phải là các nguyên nhân duy nhất khiến bạn chán ghét bia. Carbon hóa trong bia kích thích các thụ thể "lạnh" (giống với các thụ thể nhiệt độ cảm nhận vị lạnh của kẹo cao su bạc hà và vị nóng của quế ). Giáo sư Lovelace cho biết, các thụ thể cảm lạnh cũng có các biến dị di truyền. Vì vậy dù bạn không nhạy cảm với vị đắng của bia thì các thụ thể lạnh cũng có thể khiến bia mất hấp dẫn.

Mặc dù vậy, nếu bạn nhạy cảm với sự vị đắng trong bia hoặc rượu thì cũng có biện pháp đối phó là làm giảm sự cảm thụ của thụ thể đắng. Lovelace nói: "Thực phẩm ngọt và mặn có thể giúp loại bỏ tác dụng của các thụ thể đắng. Đó là lý do tại sao chúng ta có hạt bia và uống tequila với muối. Khi loại bỏ vị đắng, bạn có thể cảm nhận các hương vị khác một cách cụ thể hơn".

Cập nhật: 16/07/2018 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video