Tại sao người Nga cổ đại lại có truyền thống xây dựng nhà thờ một ngày?

Vào thời trung cổ tại nhiều cộng đồng người Nga, đặc biệt là ở các khu vực Novgorod và Pskov, người dân rất tin tường vào việc xây dựng đền thờ có thể giúp con người đối phó với những tai hoạ và dịch bệnh đang lây lan trong thời điểm đó. Thế là những công trình đền thờ 1 ngày được xây dựng với tên gọi là obydennye khramy xuất hiện.

Sở dĩ có tên là đền thờ 1 ngày là bởi thời gian xây dựng chỉ mất 1 ngày mà thôi, thông thường các công trình này là do một cộng đồng cùng chung tay thực hiện với thiết kế đơn giản và quy mô tương đối nhỏ. Việc xây dựng thường bắt đầu vào ban đêm và kết thúc trước khi mặt trời lặn vào ngày hôm sau. Các người thợ phải tính toán sao cho khi màn đêm buông xuống, cũng là lúc nhà thờ được thánh hiến. Đây là hành động cung hiến thánh đường, nhà thờ cho Chúa và chỉ dùng nó cho việc phụng tự.


Nhà thờ một ngày được xây dựng ở Chersonesus gần Sevastopol, Crimea vào năm 2015 để giữ gìn lưu trữ truyền thống cổ xưa.

Trường hợp nhà thờ 1 ngày được ghi nhận đầu tiên là vào năm 1390, ở một ngôi làng tại Novgorod, người dân đã dựng lên một nhà thờ nhỏ bằng gỗ để đối phó với Dịch hạch đen lúc bấy giờ đang hoành hành ở khắp Châu Âu. Theo ghi chép từ Biên niên sử Novgorod “Vào thứ 4, những người nông dân trong vùng đã cùng nhau dựng lên một nhà thờ. Họ đã mang gỗ từ rừng về và xây dựng dưới sự đốc thúc của giám mục, chỉ trong 1 ngày, công trình hoàn thành. Sau khi đã dựng xong, nhà thờ được Đức Cha và các giám mục thánh hiến trong cùng ngày và được dùng để phụng vụ ngay”. Kỳ lạ là không lâu sau đó, bệnh dịch chấm dứt đã làm người dân càng tin tưởng hơn vào việc làm này.

Trong suốt thế kỷ 15 và nửa đầu thế kỷ 16, các nhà thờ 1 ngày ngày càng xuất hiện nhiều ở các vùng Pskov và Novgorod. Hầu hết tất cả các nhà thờ này xuất hiện đều liên quan đến dịch bệnh đang đe doạ trong cộng đồng. Trong phần lớn trường hợp, những các bệnh đó đều là bệnh dịch hạch và bệnh dịch hạch thể phổi. Được biết, có ít nhất 2 nhà thờ ở Pskov được xây dựng vào năm 1522 để đối phó với dịch bệnh đổ mồ hôi bí ẩn ở Anh, hay còn được gọi là “Mồ hôi Anh”, căn bệnh với tỷ lệ chết rất cao. Một thập kỷ sau, bệnh đậu mùa bùng phát ở Novgorod và Psov đã khiến số lượng nhà thờ 1 ngày xuất hiện nhiều hơn ở cả 2 thành phố.


Các thi thể chất đầy trên đường phố, một ngôi mộ phải có đến hàng chục thi thể bên trong.

Việc xây dựng nhà thờ 1 ngày thường là quyết định bởi một cộng đồng. Nhưng đôi khi chính Sa hoàng hay những người có địa vị cao là người ra lệnh cho điều đó. Chẳng hạn như vào năm 1522, sau khi việc xây dựng nhà thờ 1 ngày dành riêng cho Thánh Varlam Khutynskii không ngăn chặn được dịch bệnh ở Pskov, Đại công Nga Vasilii III đã ra lệnh xây dựng nhà thờ 1 ngày thứ 2 để tôn vinh Đức Mẹ đồng trình Maria bằng tiền riêng của mình. Đến năm 1532, khi thành phố Pskov đang chịu vật lộn với đại dịch đậu mùa, đại hoàng tử đã dùng tiền của mình để xây dựng nhà thờ phụng Tổng lãnh thiên thần Gabriel.

Nhà thờ một ngày cuối cùng được ghi nhận xây vào năm 1654 ở Vologda. Vào lúc bấy giờ, một trận dịch nghiêm trọng đã bùng phát khắp miền Trung nước Nga và giết chết hàng nghìn người. Theo một số ghi chép cho thấy lúc đó, các thi thể chất đầy trên đường phố, một ngôi mộ phải có đến hàng chục thi thể bên trong. Nhiều người kém may mắn hơn khi thi thể của họ không được chôn cất đàng hoàng và xác của họ bị động vật cắn xé. Đến tháng 8 cùng năm, dịch bệnh lây lan đến Vologda, tốc độ tử vong khi ấy đã tăng lên đáng kể, nhiều người đã tử vong chỉ sau vài giờ nhiễm bệnh. Quá lo sợ và tuyệt vọng, nhiều người đã đặt hy vọng sang thần linh, họ cầu nguyện ăn chay và làm lễ nhưng không có tác dụng gì. Sau đó, họ phát nguyện xây dựng nhà thờ dành riêng cho Đấng Cứu Rỗi và hứa sẽ hoàn thành chỉ trong 24 giờ.


Dịch bệnh vốn đã bị suy yếu vào thời điểm người dân bắt đầu xây dựng nhà thờ này.

Vào ngày 18/10/1654, vào đúng 1 giờ sáng, nền móng đầu tiên của nhà thờ được đặt, mọi người làm việc liên tục và hoàn thành vừa kịp lúc. Ngoại trừ các bức tượng bên trong vẫn còn chưa hoàn thiện, một số bức tượng phải mượn từ các nhà thờ gần đó để kịp làm lễ thánh hiến. Các ghi chép cũng cho biết rằng việc hoàn thành nhà thờ đã làm tình hình chuyển biến tích cực hơn. Dù sau này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng dịch bệnh vốn đã bị suy yếu vào thời điểm người dân bắt đầu xây dựng nhà thờ này. Do vị trí thành phố Vologda nằm ở phía Bắc cùng thời tiết lạnh giá khi đó đã ngăn cản việc lây lan, bởi vì vi khuẩn dịch hạch rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ.


Nhà thờ St Varlaam ở Pskov được xây dựng trong thời dịch bệnh vào năm 1466 và được tu sửa lại bằng đá vào năm 1495.

Sau này khi đời sống phát triển và nền y học tiến bộ hơn, các biện pháp chống bệnh dịch hạch đã xuất hiện và truyền thống xây dựng nhà thờ dần biến mất. Ở một số nơi, truyền thống này chỉ còn được dùng để ngăn ngừa và chống lại dịch bệnh ở gia súc.

Đa phần các nhà thờ 1 ngày đều được làm từ gỗ và không thể tồn tại quá thời gian từ 40-50 năm. Do đó, hiện không có nhà thờ obydennye khramy từ xưa nào còn tồn tại đến giờ. Tuy nhiên, nhiều nhà thờ sau đó đã được tu sửa bằng đá và được bảo tồn đến ngày nay, bao gồm nhà thờ Spaso-Vsegradsky ở Vologda được xây dựng vào năm 1654, 30 năm sau đó người dân đã tu sửa lại bằng đá.

Cập nhật: 14/05/2021 Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video