Tại sao phích cắm điện cứ phải thiết kế 3 chân cho rườm rà?

Một chi tiết rất nhỏ ở những chiếc phích cắm điện nhiều người không để ý nhưng thực tế thì nó có vai trò rất quan trọng đảm bảo an toàn cho bạn khi sử dụng điện

Tất cả chúng ta đều quá đỗi thân thuộc với những chiếc phích cắm điện từ trong nhà mình ra đến những nơi công cộng khác. Đơn giản vì nếu như không có điện thì các thiết bị điện tử chẳng khác gì đồ bỏ đi.

Nhưng điều đặc biệt là hình dáng cũng như số chân cắm của các phích cắm này rất khác nhau. Liệu rằng bạn đã có câu trả lời cho sự khác nhau đó chưa?


Đây là hình ảnh của một phích cắm 2 chân thông thường.

Nếu để ý bạn sẽ thấy hầu hết những thiết bị đồ điện dân dụng như lò nướng, máy tính, lò vi sóng, tủ lạnh có vỏ kim loại đều được thiết kế với phích cắm 3 chân.

Khi sử dụng những thiết bị này chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với mặt ngoài của chúng. Vì vậy nếu dòng điện bị rò rỉ ra ngoài thì chúng ta rất dễ bị điện giật.

Bạn đã bao giờ bị tê hay bị giật khi chạm vào vỏ kim loại của thiết bị như bàn ủi, lò nướng, lò viba, bếp điện... Lý do là bạn không nối đất vỏ thiết bị của bạn đấy!

Nếu sử dụng phích cắm có 3 chân thì chân thứ 3 trong sẽ giúp loại bỏ nguồn điện bị rò rỉ đó.

Vì trên những ổ cắm điện có 3 lỗ thì sẽ có 2 lỗ kết nối dây nóng và dây nguội, lỗ thứ 3 có kích thước lớn hơn nối với dây nối đất của công trình để đảm bảo an toàn khi có sự chạm điện ra vỏ kim loại của thiết bị điện.

Chân thứ 3 trên phích cắm cũng như lỗ thứ 3 trên ổ điện sinh ra chính là để bảo vệ người sử dụng khỏi giật điện từ thiết bị.


Dây điện trong nhà cũng nên để gọn gàng.

Trong một số trường hợp, dây điện bên trong bị rơi ra và bắt đầu dẫn điện trên bề mặt kim loại. Người sử dụng sẽ bị điện giật ngay nếu chạm vào phần vỏ kim loại của những vật dụng như thế. Đây chính là lúc để chân cắm thứ 3 hoạt động và không để vấn đề xảy ra.


Nhiều người cho rằng chân thứ 3 không quan trọng và bẻ bỏ đi.


Kết quả là...

Cập nhật: 16/10/2016
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video