Tại sao người Nhật ngủ trên sàn nhà? Bạn sẽ không tin vào câu trả lời đâu!

Nếu bạn có một người bạn đã từng đến Nhật Bản hoặc hiểu biết một chút về một số phong tục của người Nhật, bạn sẽ biết rằng người Nhật khi ngủ sẽ nằm trên sàn nhà. Điều này lâu đời đến nỗi có hẳn cái tên "Văn hóa sàn" hoặc "Văn hóa Tatami" ở Nhật Bản.


Tại sao họ lại chọn ngủ trên sàn nhà?

Mọi người luôn có thói quen ngủ trên giường với một chiếc đệm êm ái, tuy nhiên người Nhật lại rất ít khi ngủ trên giường. Dưới đây là những lý do tại sao người Nhật ưa chuộng nằm dưới sàn hơn.

Vì sự an toàn

Trước hết, vì vị trí địa lý của Nhật Bản. Nhật Bản là một quốc đảo nhỏ và nằm ở vị trí giao nhau giữa hai mảng kiến tạo chính nên rất dễ xảy ra động đất, tần suất xảy ra động đất tương đối cao.

Theo JRAILPASS, Nhật Bản trải qua khoảng 1.500 trận động đất mỗi năm. Đất nước này là nơi có 10% núi lửa đang hoạt động trên thế giới. Vì ở một vị trí bấp bênh như vậy có nghĩa là họ cũng phải chuẩn bị kỹ càng nhất cho mọi tình huống có thể xảy ra.

Để phản ứng kịp với động đất, họ nằm trên sàn nhà để cảm nhận rõ được rung chấn nếu xảy ra động đất và nhanh chóng tìm đến nơi an toàn hơn. Nó cũng có thể tránh lăn khỏi giường hoặc va đập, giảm nguy cơ chấn thương.

Hơn nữa, nếu trong nhà ít đồ đạc, họ có thể thoát thân nhanh chóng khi xảy ra động đất.

Vì thiếu hụt không gian

Lý do thứ hai, vì đặc điểm mật độ dân cư của Nhật tại thành thành phố khá đông. Do đó, lý do này giải thích cho việc số lượng căn hộ nhỏ ở khu vực đô thị cao như vậy. Phần lớn, các ngôi nhà của người Nhật thường không rộng cho nên người Nhật thường bố trí phòng khách biến thành phòng ngủ chỉ bằng chiếc nệm bông một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Hơn nữa, bây giờ họ có tất cả các loại máy sưởi và các thiết bị khác được lắp đặt dưới sàn nhà, cho dù là mùa đông, họ sẽ không bị lạnh và vẫn cảm thấy rất thoải mái.


Phòng truyền thống của Nhật Bản.

Không chỉ đất hẹp, đặc điểm của nhà Nhật là khá thấp nên nếu dùng giường, một người lớn đứng lên nó có thể... chạm trần nhà. Vì sự thiếu hụt không gian này, người dân Nhật Bản đã phải thích nghi để đảm bảo chất lượng cuộc sống của họ ở mức chấp nhận được.

Nhật Bản là nơi đất chật người đông, diện tích phòng của họ nhỏ, cho nên dùng chiếu tatami để ngủ là cách tiết kiệm diện tích và tối giản không gian sống.

Vì lịch sử hàng nghìn năm

Tiếp theo, lý do liên quan đến lịch sử. Thời cổ đại, giường xuất hiện vào thời nhà Đường của Trung Quốc và được du nhập từ nước ngoài (trước đó, người Trung Quốc cũng ngủ dưới sàn nhà). Trong thời nhà Tống, giường đã được phổ biến đến độ mỗi gia đình đều sử dụng một chiếc giường. Khi Nhật Bản sang Trung Quốc, họ đã chép lại việc này.

Và mặc dù về sau một số gia đình Nhật dùng giường nhưng phần lớn họ quay trở về với việc ngủ dưới sàn vì cảm thấy thoải mái hơn. Và cũng bởi vì, văn hóa ngủ dưới sàn nhà đã có từ hàng nghìn năm trước ở Nhật.

Vì tốt cho sức khỏe

Người Nhật không chỉ nằm trên sàn gỗ (giúp giảm đau lưng/vai gáy và thả lỏng cơ thể hoàn toàn), trên một chiếc chiếu tatami có lịch sử lâu đời, họ còn sử dụng những chiếc gối kiều mạch.


Chiếc chiếu tatami của người Nhật.

Chiếu tatami được làm từ rơm khô đan ép chặt với nhau để tăng đàn hồi và tạo cảm giác êm ái. Về lịch sử, tatami được tạo ra từ thế kỷ thứ 8. Do đó, trong một căn phòng truyền thống của Nhật, không thể thiếu chiếu tatami.

Người Nhật cho rằng ngủ trên chiếc giường có đệm tuy lúc đầu êm ái, nhưng sau một thời gian đệm bị lún sẽ gây ra áp lực không đồng đều lên xương, cột sống sẽ bị cong và đau lưng. Ngủ trên chiếu tatami có kết cấu tương đối cứng rất tốt cho sự phát triển của xương, giữ cho cột sống được thẳng.

Gối kiều mạch, hay còn gọi là sobakawa, chứa đầy vỏ hạt kiều mạch bên ngoài. Chúng không chỉ hỗ trợ đáng kinh ngạc cho đầu và cổ của bạn, chúng còn cung cấp luồng không khí tăng cường ngăn ngừa ẩm mốc, đồng thời thúc đẩy môi trường ngủ mát mẻ hơn, giúp bạn dễ dàng có một giấc ngủ ngon.

Cập nhật: 28/08/2024 Theo Trí Thức Trẻ/VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video