Tại sao sư tử đực ngừng săn mồi khi chúng đã trở thành vua sư tử?

Hình ảnh chú sư tử đực oai hùng với bờm tóc rực rỡ, ngự trị trên lãnh thổ rộng lớn và được bao bọc bởi bầy sư tử cái luôn khiến chúng ta cảm thấy choáng ngợp. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài uy quyền ấy, có một sự thật thú vị ít người biết đến: khi trở thành vua sư tử, những con đực này thường ngừng tham gia vào hoạt động săn mồi.

Làm thế nào để một con sư tử trở thành vua sư tử?

Khi những con sử tử đực non dần đến tuổi trưởng thành (khoảng 2 tuổi) chúng sẽ bị đuổi ra khỏi đàn và chúng chỉ có thể lang thang trên thảo nguyên. Tuy nhiên kỹ năng săn mồi đơn lẻ của sư tử đực rất yếu, do đó chúng thường tìm kiếm những con sử tử đực khác cùng độ tuổi để thành lập "liên minh sử tử lang thang" gồm hai hoặc nhiều con sư tử đực (đôi khi lên đến bảy con sư tử) tham gia cùng nhau.

Những liên minh sư tử đực này thường được tạo thành từ những anh em cùng cha khác mẹ hoặc anh em họ và chúng thường cùng nhau lớn lên trong cùng một bầy ban đầu. Mặc dù vậy, việc những con sư tử đực không có quan hệ họ hàng với nhau tham gia một liên minh không phải là hiếm.


Sư tử đực học cách săn mồi từ mẹ trong hai năm đầu đời.

Tuy nhiên, có một thực tế là trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 tuổi, sư tử đực sẽ đi lang thang và 60% đến 70% sư tử đực sẽ chết trong vòng 3 năm này.

Sư tử đực học cách săn mồi từ mẹ trong hai năm đầu đời, sau đó lang thang trong tự nhiên trong ba năm và nếu may mắn sống được tới 5 tuổi, nó sẽ thách thức vua sư tử cũ để thành lập đàn của riêng mình. Nếu thất bại, rất có thể nó sẽ chết. Nếu thành công, nó sẽ trở thành vua sư tử mới.

Khi được 5 tuổi, những con sư tử đực được coi là trưởng thành hoàn toàn về mọi chức năng và vận mệnh của chúng mới thực sự bắt đầu. Lúc này, hầu hết trong số chúng sẽ rời khỏi liên minh sư tử và một mình đi tìm kiếm và thành lập một đàn cho riêng mình.

Cách duy nhất để thực hiện điều này là thách thức vua sư tử (sư tử đực đầu đàn) của một đàn khác để tranh giành con cái và quyền sinh sản. Lúc này, cuộc chiến giữa sư tử đực và vua sư tử cũ sẽ nổ ra. Nếu con sư tử đực bị vua sử tử cũ đánh bại, dù không bị cắn chết tại chỗ thì nó cũng sẽ rất khỏ để có thể sống tiếp vì sau đó, cái chết vấn sẽ đến với nó một cách từ từ và đau đớn - chết vì cơn đói hoặc chết vì nhiễm trùng vết thương.

Trong trường hợp con sư tử đực có thể đánh bại được vua sử tử cũ thì nó sẽ trở thành vua sư tử mới và vua sư tử cũ cũng sẽ phải đối diện với cái chết theo cách tương tự vừa đề cập. Sau khi trở thành vua sư tử, những con sư tử con dưới 6 tháng tuổi của đàn ban đầu sẽ bị cắn chết và sư tử con trên 6 tháng tuổi sẽ bị trục xuất khỏi đàn, lý do cho điều này là vua sư tử mới muốn thiết lập lại đàn, cắt đứt mọi liên hệ về huyết mạch của vua sư tử cũ, cũng như thúc đẩy những con sư tử cái nhanh chóng quay trở lại thời kỳ giao phối.

Khi sư tử đực qua 8 tuổi, sức chiến đấu của nó về cơ bản sẽ suy giảm nghiêm trọng, nên thời kỳ vàng son của vua sư tử chỉ có khoảng 3 năm, vua sư tử già sẽ phải đối mặt với những thử thách không ngừng từ những con sư tử trẻ hơn.


Sư tử đực qua 8 tuổi, sức chiến đấu của nó về cơ bản sẽ suy giảm nghiêm trọng.

Tại sao sư tử đực ngừng tham gia săn mồi sau khi trở thành vua sư tử và phải dựa vào sư tử cái để cung cấp thức ăn?

Nếu chỉ xét riêng khả năng săn mồi thì trình độ của sư tử đực thực chất còn thấp hơn sư tử cái, bởi sư tử cái có cơ thể dẻo dai, sức bền tốt, có thể chạy để đuổi kịp con mồi và tốc độ bùng nổ tức thời của chúng cũng rất nhanh, ngoài ra sư tử cái còn có khả năng chú ý đến tinh thần đồng đội khi đi săn, mỗi con sư tử cái đều có trách nhiệm riêng biệt.

Nếu vua sư tử gia nhập vào đội hình này, nó sẽ gần như ngay lập tức phá vỡ kế hoạch săn bắt ban đầu. Tất nhiên, nếu gặp con mồi khó, vua sư tử cũng sẽ hỗ trợ đàn sư tử cái tấn công. Về cơ bản, cứ khoảng 10 lần đi săn, vua sư tử có thể tấn công 1 hoặc 2 lần.


Sau những trận chiến khốc liệt, cơ thể chúng cần thời gian để phục hồi và tái tạo sức mạnh.

Việc chiến đấu để giành lấy vị trí thống trị và bảo vệ lãnh thổ tiêu hao rất nhiều năng lượng của sư tử đực. Sau những trận chiến khốc liệt, cơ thể chúng cần thời gian để phục hồi và tái tạo sức mạnh. Việc săn mồi đòi hỏi sự vận động mạnh mẽ và tiêu hao nhiều thể lực, do đó, sư tử đực thường hạn chế tham gia vào hoạt động này để duy trì nguồn năng lượng cho các nhiệm vụ quan trọng khác như bảo vệ bầy đàn và lãnh thổ.

Vai trò thực sự của vua sư tử là bảo vệ toàn bộ đàn sư tử vì nó là cá thể có sức chiến đấu cao nhất trong đàn. Khi đi săn, đàn sư tử không chỉ phải đề phòng những đòn phản công từ các loài động vật ăn cỏ, mà còn phải đối mặt với linh cẩu - hiệu quả chiến đấu của sư tử cái tương đối thấp, chúng có thể bị linh cẩu tấn công và giết chết. Lúc này, vua sư tử cần phải đứng lên bảo vệ toàn bộ đàn sư tử. Nó sẽ chiến đấu chống lại đàn linh cẩu và thậm chí giết chết chúng ngay tại chỗ.

Ngoài ra, vua sư tử cũng sẽ thường xuyên tuần tra lãnh thổ, tìm và tấn công những con sư tử đực mới lớn có ý định tiếp cận đàn. Tóm lại, vua sư tử sẽ tham gia vào những trận chiến có tính rủi ro cao, chúng sẽ không trực tiếp ra tay hoặc tranh giành nếu tình huống đó không liên quan đến sinh tử.


Săn mồi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, với nguy cơ bị thương cao.

Khi bị thương, sư tử đực sẽ trở nên yếu ớt và dễ bị kẻ thù tấn công, đe dọa vị trí thống trị của chúng. Do đó, việc hạn chế tham gia săn mồi giúp giảm thiểu rủi ro cho sư tử đực, đảm bảo khả năng bảo vệ bầy đàn và lãnh thổ một cách hiệu quả.

Cập nhật: 07/06/2024 ĐSPL
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video