Vì sao khoai tây sinh ra khí độc khi bị thối rữa?

Khoai tây có chứa các hợp chất độc hại được gọi là glycoalkaloid, trong đó phổ biến nhất là solanine và chaconine.


 Độc tố solanine trong khoai tây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến người ăn phải sẽ bị ngộ độc... (Ảnh minh họa).

Chất độc solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm lá, quả và củ. Ngoài khoai tây, solanine cũng được tìm thấy trong một số loài thực vật khác thuộc họ cà như cà độc dược, cà tím, cà chua… Độc tố này ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến người ăn phải sẽ bị ngộ độc, dẫn đến tiêu chảy, lú lẫn, mất tự chủ, yếu cơ và thậm chí tử vong.

Khoai tây để lâu trong môi trường tối, bị hư hỏng hoặc bị thối sẽ sinh ra hàm lượng glycoalkaloid bên trong củ, nồng độ cao nhất nằm ở lớp vỏ và mầm. Hợp chất glycoalkaloid khó bị phân hủy, ngay cả khi ở nhiệt độ cao, có thể dẫn đến ngộ độc nếu ăn phải.

Ngoài ra, khoai tây khi bị thối rữa sẽ sinh ra khí methane. Khí methane không phải là một chất độc hại nếu ở nồng độ thấp và nếu hít phải một lượng nhỏ khí methane không gây nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ở nồng độ cao, khí methane có thể gây nguy hiểm, đặc biệt ở môi trường kín.

Nếu trong môi trường kín có nồng độ khí methane cao, nó có thể gây ra nguy cơ cháy, nổ, làm giảm lượng không khí cần thiết để duy trì sự sống, gây ra nguy cơ bị ngạt thở dẫn đến tử vong.

Cập nhật: 19/04/2024 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video