Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái Đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Cây dâu là loại cây cao to, lá mọc vừa to vừa tươi tốt, trên Trái đất có rất nhiều côn trùng sống kí sinh trên lá dâu, có loại ăn rễ cây, có loại ăn cành cây, có loại ăn mầm cây, có loại ăn lá cây, tằm chính là một loại côn trùng ăn lá cây.


Ngoài lá dâu ra, còn có lá cây sắn, lá cây sung, lá liễu khao tử...

Có phải từ nhỏ tằm đã ăn lá dâu không? Không nhất định, đến bây giờ, những loại thực vật đã biết mà tằm có thể ăn rất nhiều, ngoài lá dâu ra, còn có lá cây sắn, lá cây sung, lá liễu khao tử, lá bồ công anh, lá oa cự (loài cây họ cúc), lá rau xà lách, lá hành, lá sâm Bà la môn... Nhưng lá dâu là tằm thích ăn nhất, bởi vì thời gian tằm lấy lá dâu làm thức ăn để sống nhiều nhất, do sinh sản nhiều đời con cháu trên lá dâu, dần dần đã hình thành thói quen với đặc tính ăn lá dâu, và đã biến thành tính di truyền.

Có một nhà hoá học đã từng phân tích qua mùi trong lá dâu. Sau khi ông sấy khô lá dâu qua nhiệt độ cao 132 ~ 1570C, đã lấy được một loại chất dầu trong ống nghiệm. Loại chất này có tính bốc hơi, toả ra một mùi rất giống bạc hà, rỏ nó lên trên giấy, tằm ở ngoài 30cm cũng có thể ngửi thấy được. Sau khi tằm ngửi được mùi này thì sẽ bò đến rất nhanh. Có thể thấy rằng đây là mùi tín hiệu quen thuộc nhất của tằm.

Tằm dựa vào cơ quan khứu giác để phân biệt mùi lá dâu. Nếu như làm hỏng những cơ quan khứu giác và vị giác này thì chúng không thể nào phân bịêt được mùi của lá dâu. Vậy là chúng không lựa chọn được nữa, và có thể ăn tuỳ ý những chiếc lá của các cây khác.

Trong quá trình nghiên cứu về thức ăn nhân tạo của tằm từ mấy năm gần đây, người ta cơ bản đã tìm ra loại chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của tằm và lượng cần thấp nhất của chúng. Như vậy, chỉ cần tìm được thức ăn thay thế có chứa mấy loại chất dinh dưỡng này thì sau khi tằm ăn vẫn có thể sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh như thường.

Cập nhật: 06/03/2020 Theo isach
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video