Tại sao khỉ đột ăn gỗ mục?

  •  
  • 798

Sau khi quan sát những con khỉ đột ở Uganda t

Hàm lượng natri và tìm thấy những mảnh gỗ mục là nguồn cung cấp hơn 95% lượng natri trong thực đơn của con vật (Ảnh: vacationtechnician)

rong gần 1 năm, các nhà khoa học đã phát hiện ra vì sao những con vật này lại ăn gỗ mục và liếm gốc cây - hành vi làm đau đầu các nhà nghiên cứu trong hàng thập kỷ nay.

Câu trả lời là vì: natri

Khỉ đột ở Công viên quốc gia Bwindi ở Uganda sẽ ngậm những mảnh gỗ trong vài phút trước khi nhổ ra. Đôi khi chúng gặm gỗ cho đến khi chảy máu răng. Chúng cũng liếm bề mặt của những gốc cây và bên trong những khúc gỗ bị mục rữa, bẻ gãy các mảnh gỗ để gặm nhấm sau này. Khỉ đột sẽ hằng ngày quay trở lại gốc gây cũ và đánh chén.

Các nhà nghiên cứu từng cho rằng có thể gỗ có một tác dụng chữa bệnh nào đấy, như đuổi ký sinh trùng hay chữa đau bụng.

Nghiên cứu mới của Đại học Cornell, Mỹ, đã giải mã được bí ẩn này. Nhóm quan sát 15 con khỉ đột thuộc các lứa tuổi và giới tính khác nhau khi chúng ăn gỗ.

Sau khi các con vật đi khỏi, các nhà nghiên cứu thu thập mẩu gỗ từ những thân cây mà chúng ăn, cũng như những cây mà chúng tránh. Họ còn thu thập cả những đồ ăn khác của khỉ đột.

Nhóm phân tích hàm lượng natri và tìm thấy những mảnh gỗ mục là nguồn cung cấp hơn 95% lượng natri trong thực đơn của con vật, kể cả khi gỗ chỉ chiếm 4% lượng thức ăn của chúng.

Rất nhiều loài động vật thèm natri và sẽ chủ động đi tìm kiếm nếu cơ thể thiếu chất dinh dưỡng này. Natri đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của các sinh vật, tham gia vào sự co bóp cơ bắp, điều hoà huyết áp và giữ nước.

M.T

Theo Livescience, Vnexpress
  • 798