Tại sao thịt cá biển không mặn?

 
Trong biển khơi có vô vàn các loài cá sinh sống, trong đó có rất nhiều loại cá là món ăn ngon được mọi người ưa thích. Nước biển vừa mặn lại vừa đắng, có chứa thành phần muối lớn, theo đo đạc, nước biển có chưa khoảng 3,5% lượng muối. Cá dưới biển luôn uống nước biển, thành phần muối sẽ thẩm thấu vào cơ thể cá, thế nhưng tại sao thịt của cá biển lại không bị mặn hay đắng?

Lý giải nguyên nhân thịt cá biển không mặn

Cá sống trong nước biển có thể phân thành 2 loại lớn: Loài cá xương cứng và loài cá xương mềm.

Trong mang của loài cá xương cứng có một loại tế bào có tác dụng đặc biệt, gọi là tế bào tiết ra muối. Tế bào tiết ra muối có thể tiết ra thành phần muối, chúng có thể thu hút thành phần muối ở trong máu, sau khi cô đặc chúng tiết muối ra ngoài cơ thể cùng với dịch nhớt. Các tế bào tiết ra muối này luôn làm việc với hiệu suất cao nên cơ thể cá luôn giữ được thành phần muối thấp.

Việc các loài cá xương mềm trong nước biển giữ cơ thể có thành phần muối thấp là cả một khả năng. Thường trong máu của các loài cá này có chất ure nồng độ cao, khiến cho nồng độ máu cao hơn nồng độ nước biển, như vậy có thể giảm thiểu sự ngấm vào của thành phần muối, vì vậy thịt của chúng vẫn luôn không bao giờ bị mặn.

H.T (Theo Hỏi đáp khoa học)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video