Tại sao thói xấu khó bỏ?

Ai cũng biết thuốc lá, ánh mặt trời, ăn uống vô độ nguy hiểm thế nào nhưng ít người từ bỏ được. Theo các nhà khoa học, thói quen xấu khó bỏ là do người ta thích sống vội, không cần biết đến tương lai.

Người ta lưu luyến mãi với thói quen xấu có thể vì nhu cầu muốn thích nghi với xã hội, không hiểu được bản chất của mối nguy hiểm, tầm nhìn cá nhân về thế giới kém, không có khả năng kiềm chế những thói quen thiếu lành mạnh hoặc nghiện do di truyền. Tất cả những nguyên nhân trên đã đẩy con người, đặc biệt là giới trẻ vào con đường tự hủy hoại mình thay vì kéo dài tuổi thọ.

"Chúng tôi phát hiện ra con người không thể thay đổi được thói quen và hành vi của mình không phải vì thiếu thông tin về các nguy cơ cho sức khỏe mà vì họ có tầm nhìn ngắn hạn, thích sống vội và không cần biết đến tương lai", Cindy Jardine, giáo sư đại hoc Alberta nhận xét. Trong một nghiên cứu mới công bố, nhóm nhà khoa học do Jardine đứng đầu đã khảo sát 1.200 người ở Alber, Canada từ năm 1994 đến năm 2005 về nhận thức của họ đối với những tật xấu. Nhiều người đã xếp những thói quen thuộc nhóm lối sống như hút thuốc, uống rượu, tắm nắng nguy hiểm hơn hủy hoại tầng ozone và ô nhiễm hóa chất.

Trong một nghiên cứu khác thực hiện năm 2006, các nhà khoa học đã hỏi một nhóm người bản xứ Canada về cách họ đánh giá hành vi nào là nguy hiểm thì đa số họ cho rằng, lái xe khi chuếnh choáng hơi men có thể gây tác hại nghiêm trọng cho mình và người khác, tuy nhiên, chính họ vẫn thường xuyên làm thế.

Jardine lý giải cho sự mâu thuẫn này như sau: Khi một thói quen xấu được xã hội chấp nhận hay "mọi người đều đang làm thế" thì nó rất khó bỏ. Người ra thường lập luận: "Tôi biết nó không tốt cho sức khỏe của mình nhưng nếu muốn hòa nhập vào một cộng đồng mà số đông đều thế thì tôi phải làm giống họ. Điều này lý giải tại sao, học sinh chơi trong nhóm hút thuốc cũng bị lây thói này, hay nếu các em chơi với nhóm bạn thích phiêu bạt chơi đêm thì cũng ảnh hưởng theo. "Thay vì bắt cả nhóm thay đổi theo mình, giới trẻ có xu hướng làm theo những gì số đông đã làm hơn", Jordine nhận xét.

Ngoài ra, những trải nghiệm cá nhân cũng là cái cớ giúp người ta giữ mãi một thói xấu. Người hút thuốc thì thấy: "Hút lâu rồi mà có sao đâu" hay "cố thủ tướng Anh Churchill hút thuốc mà vẫn sống đến 90 tuổi cơ mà". Người ăn nhiều đến béo phì thì nói: "Tôi vẫn ăn vậy lâu nay mà có thấy bị gì đâu". Khái niệm về tác hại trong tương lai rất xa lạ với họ.

Từ năm 2004, Jardine phát hiện ra rằng stress còn nguy hại với con người hơn cả khói thuốc lá. "Đa số chúng ta để cho cuộc sống căng như dây đàn và hãnh diện mình bận bịu như thế. Họ quên rằng stress vừa có hại cho sức khỏe, vừa không tốt cho các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Nhưng tiếc thay, có người xem công việc ngập đầu là thước đo thành công", ông nói.

Không có thuốc ngừa hay biện pháp đơn độc để bỏ tật xấu

Bệnh tật hoặc chết vì chất có hại hay do thói quen xấu là điều ai cũng biết. Nhưng những người đọc và hiểu được các con số thống kê cụ thể lại dễ từ bỏ thói quen xấu hơn người không đọc được mà chỉ nghe một lời khuyên mơ hồ.

Một biện pháp vận động bỏ thói quen xấu khá hiệu quả nữa là cho phổ biến những hình ảnh ấn tượng về tác hại không thể đảo ngược của chúng. Một nghiên cứu của hội di sản Mỹ cho thấy, mức giảm 22% số người hút thuốc trong giới trẻ từ năm 2000 đến 2002 là nhờ những cuộc vận động như vậy.

Không có loại thuốc chủng ngừa nào cho các thói quen xấu ngoài cách tránh tiếp cận với chúng. Theo các nhà khoa học, muốn lôi con người, nhất là lớp trẻ khỏi những thói quen và hành vi xấu cần phối hợp nhiều biện pháp với nhau.

Thói quen xấu và hành vi xấu không chỉ có ở người bình thường. Thậm chí, càng giầu, càng nổi tiếng, người ta càng dễ bị nhiễm thói xấu do bản chất của công việc và cơ hội đàn đúm bạn bè nhiều hơn.

Theo Tài Hoa Trẻ, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video