Tái tạo thành công loài san hô nguy cấp trong phòng thí nghiệm

Các nhà nghiên cứu Mỹ mở ra hy vọng cứu quần thể san hô cột Đại Tây Dương đang chết dần ở Florida bằng kỹ thuật sinh sản cảm ứng.

Các nhà khoa học từ Trung tâm Bảo tồn Thủy cung Florida, Mỹ lần đầu tiên tái tạo thành công san hô cột Đại Tây Dương bên trong phòng thí nghiệm. "Thành công này là một sự đột phá đáng kinh ngạc. Các nhà khoa học từng tái tạo thành công san hô Thái Bình Dương tại bảo tàng Horniman ở London, nhưng với san hô cột thì đây là lần đầu tiên", Giám đốc thủy cung Amber Whittle hôm 26/8 cho biết.


San hô cột Đại Tây Dương đặc biệt nhạy cảm với hiện tượng tẩy trắng và bệnh dịch.

San hô cột Đại Tây Dương từng rất phổ biến tại các rạn san hô ngoài khơi Florida nhưng đang chết dần và hiện nay có nguy cơ tuyệt chủng cao. Chúng đặc biệt nhạy cảm với hiện tượng tẩy trắng và bệnh dịch.

Các chuyên gia từ Thủy cung Florida và Bảo tàng Horniman bắt đầu nghiên cứu phát triển kỹ thuật sinh sản cảm ứng ở san hô từ năm 2015. Đây là hình thức tái sinh trong môi trường thí nghiệm bằng cách bắt chước các điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, chất lượng nước, ánh sáng Mặt Trời và Mặt Trăng.

Quần thể san hô cột Đại Tây Dương bắt đầu suy giảm nhanh chóng từ năm 2014 do biến đổi khí hậu và dịch bệnh. Nhóm nghiên cứu hy vọng kỹ thuật tái tạo mới có thể hồi sinh các rạn san hô đã xuống cấp nghiêm trọng ở Florida.

Cập nhật: 28/08/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video