Tái tạo thành công tai người từ chất béo

(khoahoc.tv) - Các bác sĩ tại bệnh viện Great Ormond Street, London đang hướng tới việc tái tạo lại khuôn mặt của những bệnh nhân cần điều trị bằng chính các tế bào gốc lấy từ chất béo của họ.

Nhóm nghiên cứu mới đây đã phát triển thành công mô sụn và tin rằng nó có thể được sự dụng để “xây dựng” lại tai hoặc mũi cho người bệnh. Trong bài viết công bố trên tạp chí Nanomedicine, họ cho biết, những kĩ thuật đã được sử dụng có thể cách mạng hóa trong việc điều trị rất nhiều trường hợp.

Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho hay, mặc dù có rất nhiều cách để tái tạo sụn, nhưng một số có thể gây biến đổi hoặc biến dạng.

Các bác sĩ muốn điều trị các trường hợp mắc bệnh Microtia (Hội chứng biến dạng tai), mà ngăn chặn việc cho ra kết quả không mong đợi như: phát triển không hoàn toàn hoặc có thể bị mất hay biến đổi.

Tại thời điểm này, trẻ em có hội chứng thường được lấy sụn từ xương sườn, sau đó được các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình chạm khắc, uốn nắn cho giống hình dạng tai và cuối cùng cấy ghép vào đúng vị trí. Tuy nhiên, phương pháp này đang đòi hỏi nhiều lần phẫu thuật liên tiếp, cũng như nó để lại sẹo vĩnh viễn trên ngực và mô sụn trong xương sườn không có khả năng hồi phục lại.

Phương pháp từ chất béo

Thật may mắn, nhóm nghiên cứu đã dự tính một phương pháp mới thay thế cho cách tái tạo tai này. Từ một mẫu chất béo nhỏ được lấy từ cơ thể bệnh nhân, các tế bào gốc sẽ được tách ra và phát triển.

Một giàn khung hình tai sẽ được đặt vào trong nước có chứa tế bào gốc, để các tế bào theo đó định hình vào hình dạng và cấu trúc tai như mong muốn. Họ tiếp tục sử dụng một số loại hóa chất khác nhằm “thuyết phục” sự biến đổi từ các tế bào thành sụn tai. Những sụn này sau đó sẽ được cấy ghép lên bệnh nhân như hình dạng một cái tai thực sự.

Phương pháp này, bước đầu đã cho ra kết quả hơn mong đợi, tuy nhiên, nó cần được thử nghiệm nhiều hơn nữa về độ ạn toàn trước khi được sử dụng trong điều trị một cách rộng rãi.

Một trong những nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Patrizia Ferretti, trả lời phỏng vấn BBC: “phương pháp này được thực hiện chỉ qua một phẫu thuật đơn, do đó giảm thiểu được sức ép và căng thẳng lên bệnh nhân nhỏ tuổi, cùng với đó có một cấu trúc tai mà hi vọng cũng sẽ phát triển khi trẻ lớn lên”.

Kĩ thuật này đã giúp Samuel Clompus, 15 tuổi - người đã có phẫu thuật tái tạo tai.


Samuel sau phẫu thuật tái tạo tai

Bà Sue, mẹ của Samuel cho biết: “họ đã không cần lấy sụn từ sườn con trai tôi”.Bà cũng tỏ ra rất hoan nghênh và ủng hộ kĩ thuật mới này".

Phương pháp thay thế này, còn có thể dùng để tái tạo lại mũi cho những bệnh nhân hậu phẫu thuật ung thư.

Các bác sĩ cũng cho biết thêm rằng, họ còn có thể tái tạo xương từ những nguyên vật liệu ban đầu như nhau.

Bác sĩ Ferretti nói: “rõ ràng là chúng ta đang ở giai đoạn đầu của việc phát triển kĩ thuật này, những bước tiếp theo sẽ là việc hoàn thiện chọn nguyên liệu và xây dựng chúng hơn nữa”.

Bình luận về nghiên cứu, giáo sư Martin Birchall - bác sĩ Phẫu thuật Đại học London cho biết: “Nếu có một cái gì đó đang tái sinh trong cơ thể bạn, thì nó đang tiếp tục biến đổi. sử dụng tế bào gốc chất béo có thể là một điều tốt, nhưng họ vẫn chưa có kết luận liệu nõ đã an toàn hay chưa”.

Theo ông, để đạt được kết quả như mong muốn, cần có thêm nhiều thử nghiệm an toàn hơn nữa. tuy vậy, đây có thể được coi là một kĩ thuật thay thế khả thi và mang lại nhiều hi vọng cho bệnh nhân có khuyết dạng về tai hoặc mũi.

Nguyễn Thị Hương Giang (BBC)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video