Chỉ vài ngày trước lễ Giáng sinh, một kết quả nghiên cứu mới đã được công bố cho hay, một trong những hiện vật được đánh giá là bí ẩn nhất của Kito giáo - tấm vải liệm Turin không phải là một tấm vải liệm thời Trung cổ giả mạo và rất có thể đó chính là tấm vải liệm xác của Chúa Kito.
Các nhà khoa học Ý đã tiến hành một loạt các thí nghiệm tiên tiến đã đưa ra kết luận rằng, màu sắc của những dấu vết trên tấm vải liệm chỉ có thể được hình thành một cách tự nhiên chứ không phải được làm trong các phòng thí nghiệm.
Và do đó, nó có thể chính là tấm vải liệm đã bọc xác chúa Kito 2.000 năm trước chứ không phải là tấm vải liệm được làm giả sau này.
Ngoài ra, kết cấu và độ sâu của những dấu vết trên tấm vải niệm chỉ có thể được tạo ra với sự trợ giúp của laser cực tím - một công nghệ không có ở thời Trung cổ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa hoài nghi rất có thể sẽ vẫn duy trì quan điểm của mình bởi các thí nghiệm kiểm tra carbon phóng xạ được thực hiện trong các phòng thí nghiệm ở Oxford, Zurich và Arizona vào năm 1988 cho thấy, tấm vải liệm này có thể được làm từ giữa năm 1260 và 1390 để thay thế tấm vải liệm thật bị tiêu hủy trong một đám cháy.