Tảng băng lớn gấp bốn lần London đang tiến ra biển

Hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy tảng băng khổng lồ có diện tích 6.000km2 đang trôi ra biển Weddell.

Tảng băng khổng lồ có tên là A-68 được phát hiện đã tách khỏi thềm băng Larsen và di chuyển về hướng bắc theo hướng dòng chảy của biển Weddell.

Các chuyên gia vùng cực dự đoán rằng tảng băng hàng tỷ tấn này chủ yếu sẽ trải dọc theo cạnh thềm lục địa cho đến khi nó tiến về phía đông của đại dương. Đây sẽ là một trong những tảng băng lớn nhất hòa vào Nam Đại Tây Dương.


Theo nhiều dự đoán, tảng băng đang tiến về biển Weddell.

Theo nhiều dự đoán, tảng băng đang tiến về biển Weddell nhưng các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn tảng băng sẽ trôi bao xa. Trong thời gian bị tách ra, khả năng các mảng vỡ neo trong vùng nước cạn và trở thành "bán đảo băng" là hoàn toàn có thể xảy ra.

A-68 trôi ra biển vào giữa mùa đông và chỉ vệ tinh radar của tàu vũ trụ Sentinel -1 mới có thể theo dõi sự chuyển động của nó nhờ khả năng quan sát qua đám mây và bóng tối.


Tảng băng có diện tích lên tới 6.000km2, rộng gấp 4 lần London.

Khi A-68 trôi ra biển, nó sẽ để lộ vùng đáy biển chưa thoát khỏi lớp phủ băng trong 120.000 năm, đỉnh cao của giai đoạn ấm cuối cùng của lịch sử Trái Đất. Khu vực này đã được bảo vệ bởi Ủy ban Bảo tồn Nguồn sống Nam Cực (CCAMLR). Điều này cho phép các nhà khoa học được ưu tiên tiếp cận và nghiên cứu tại vịnh ít nhất hai năm.

Cập nhật: 26/09/2017 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video