Kiểu tăng trưởng đột ngột từ 2 tới 11 tuổi có vai trò quyết định đối với bệnh tim hơn so với bất kỳ độ tuổi nào. "Trẻ nhỏ thiếu cơ trường diễn trong suốt thời thơ ấu. Do đó, việc tăng cân nhanh chóng có thể dẫn tới lượng mỡ bất cân bằng với lượng cơ. Điều này giải thích vì sao cơ thể dễ bị kháng insulin và kết cục là mắc bệnh mạch vành", tiến sĩ David Barker, Đại học Oregon, cho biết.
Nhóm nghiên cứu tìm hiểu báo cáo sức khỏe của gần 8.000 người sinh ra ở Phần Lan từ năm 1934 tới 1944. Trong đó, diễn biến tăng trưởng thời thơ ấu, bao gồm tỷ lệ giữa trọng lượng và chiều cao, được kiểm tra 1 lần mỗi tháng trong 2 năm đầu và sau đó là mỗi năm một lần cho tới năm 11 tuổi. Kết quả cho thấy không có mối liên hệ nào giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và bệnh tật lúc 2 tuổi. Song đến năm 11 tuổi, sự gia tăng của BMI chiếm tới 1/3 nguy cơ mắc bệnh tim sau này.
Để phòng ngừa tình trạng trên, Barker cho rằng, người mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng trước khi thụ thai và trong thai kỳ, đồng thời giữ cho trẻ không bị tăng cân nhanh chóng hoặc thừa cân từ 2 tuổi trở đi.
Mỹ Linh (theo BBC)