Tạo nắng mùa đông cho thung lũng tăm tối

Một thị trấn tối tăm ở Na Uy lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại đã đón nhận các tia nắng mặt trời chiếu rọi vào mùa đông năm nay khi người dân địa phương cho lắp đặt các tấm gương khổng lồ để phản chiếu ánh sáng từ một bên sườn núi.

Thị trấn công nghiệp Rjukan nằm sâu trong lòng một thung lũng thuộc hạt Telemark có địa hình gồ ghề và mặt trời luôn di chuyển ở vị trí rất thấp trong mùa đông. Vì vậy, nơi này không nhận được ánh nắng trực tiếp trong các tháng từ tháng 9 năm nay tới tháng 3 năm sau.


Các tấm kính định nhật sẽ được lắp đặt trên đỉnh một bên sườn thung lũng...

Suốt nhiều năm qua, các cư dân địa phương khao khát mặt trời phải đi cáp treo lên đỉnh núi để tận hưởng một vài tia nắng hiếm hoi vào mùa đông. Tuy nhiên, tình trạng đó đã bắt đầu thay đổi trong vài tuần trở lại đây khi các trực thăng nhấc bổng 3 tấm gương khổng lồ, đưa nó tới vị trí cao 450 mét phía trên thị trấn, ở đỉnh của các sườn thung lũng.

Những tấm kính định nhật trên được thiết kế để theo dõi dịch chuyển của mặt trời và phản xạ ánh sáng trực tiếp xuống quảng trường chính của thị trấn Rjukan.


...giúp phản chiếu ánh sáng mặt trời xuống quảng trường của thị trấn Rjukan.

Ý tưởng này không có gì mới mẻ. Nó đã được một công nhân nhà máy thủy điện lân cận đề xuất cho Rjukan cách đây 100 năm.

Người sáng lập nhà máy thủy điện, một kỹ sư, nhà tư bản công nghiệp lừng danh Na Uy Sam Eyde từng rất quan ngại tới việc các công nhân của ông không nhận đủ ánh sáng mặt trời trong những tháng mùa đông. Ông đã xem xét ý tưởng lắp gương tạo nắng nhưng cảm thấy thiếu công nghệ để biến nó thành hiện thực, nên thay vào đó đã xúc tiến một dự án xây cáp treo lên đỉnh núi hứng nắng.

Năm 2006, một dự án tương tự đã được thực hiện thành công tại làng Viganella, phía bắc Italia. Một đoàn đại biểu từ Rjukan đã tới thăm Viganella để xem các kính định nhật đã biến đổi cuộc sống người dân địa phương như thế nào và vô cùng ấn tượng với những gì quan sát được.


Dự án lắp kính định nhật phản chiếu ánh nắng từng thành công ở Italia năm 2006.

Sau 5 năm tranh cãi, hội đồng thị trấn Rjukan cuối cùng mới nhất trí đầu tư 5 triệu krone cần thiết (gần 832.000 USD) để chế tạo các tấm gương khổng lồ. Những tấm kính định nhật này hoạt động dưới sự kiểm soát của máy tính, luôn điều chỉnh góc phản chiếu tốt nhất để bảo đảm quảng trường của thị trấn luôn ngập tràn ánh sáng.

Các tấm pin mặt trời sẽ cung cấp năng lượng cho thiết bị tự động lau rửa những tấm kính định nhật và dịch chuyển chúng về đúng vị trí. Nhóm thiết kế hy vọng, ánh sáng mặt trời sẽ đem lại sức sống mới cho thị trấn Rjukan vào các tháng mùa đông.

Theo điều phối viên dự án Oystein Hagan, việc xây dựng công trình kính định nhật gần hoàn tất nhưng vẫn chưa hoàn thiện cho tới tháng 9, khi mặt trời biến mất và các kỹ sư có thể kiểm tra hoạt động của hệ thống một cách đầy đủ.

Theo Vietnamnet, Daily Mail
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video