Các học sinh thuộc nhóm nghiên cứu robot trường trung học West Catholic bang Michigan (Mỹ) đã tái tạo một bàn tay giả từ thiết bị in 3D cho Harmony Taylor, một bé gái 4 tuổi mắc chứng bệnh không có các ngón bàn tay phải từ khi sinh ra.
>>> Yahoo! Nhật Bản giới thiệu máy in 3D cho trẻ khiếm thị
Bàn tay robot hình thành từ các khung nhựa được in 3D nối kết nhau qua cáp và đinh vít, bao gồm các ngón giả và mu bàn tay bao bọc vừa khít tay cô bé, cho phép điều khiển cử động những ngón tay giả.
Bé Harmony Taylor vui thích với bàn tay mới do nhóm học sinh trung học West Catholic (Mỹ) tạo ra từ công nghệ in 3D - (Ảnh: MLive.com)
Bé Harmony Taylor điều khiển tay robot chạm tay dì của bé - (Ảnh: MLive.com)
Nhóm thực hiện còn tặng cô bé một lọ sơn móng tay màu hồng để tô điểm cho bàn tay mới.
Mẹ bé Harmony, bà Michelle Peterman cho biết: “đây là món quà làm thay đổi cuộc đời bé“.
In 3D bắt đầu được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt hữu dụng trong y khoa. In 3D có thể tạo ra nhiều bộ phận cơ thể như mảnh xương, chi giả… chính xác theo số liệu và mẫu thiết kế. Hơn nữa, nguyên liệu in 3D là các loại nhựa tổng hợp ngày càng rẻ, và máy in 3D bình dân hóa hiện diện phổ biến hơn trong gia đình, văn phòng thay vì chỉ xuất hiện trong phòng thí nghiệm.