Tàu Apollo 11 trở về an toàn nhờ một cậu bé

Ngày 23/7/1969, tàu Apollo 11 quay về trái đất sau chuyến đổ bộ đầu tiên lên mặt trăng và gặp sự cố hy hữu mà chỉ có một đứa trẻ mới giải quyết được.

Vào khoảng 22h ngày 23/7, cậu bé Greg Force, 10 tuổi, ở nhà cùng mẹ và ba người anh em trên đảo Guam thuộc quần đảo Mariana. Cha cậu, Charles Force, là giám đốc của trạm theo dõi vật thể lạ bằng radar và sóng radio. Trạm trên đảo Guam có vai trò quan trọng đối với chuyến bay của tàu Apollo 11. Một cần ăng-ten công suất lớn tại trạm giúp Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) liên lạc với tàu trong suốt cuộc hành trình tới mặt trăng và trở về. Thế nhưng trong đêm 23/7, một bộ phận của ăng-ten hỏng khiến nó trở nên gần như vô dụng. 

Ảnh cậu bé Greg Force trên một tờ báo vào năm 1969. (Ảnh: CNN)

Để thay thế bộ phận hỏng, người ta chỉ cần tháo dỡ toàn bộ ăng-ten, song trong đêm tàu Apollo 11 trở về trái đất trạm của Force không có thời gian để thực hiện thao tác đơn giản ấy. Vì thế ông nảy ra một sáng kiến: ăng-ten có thể hoạt động bình thường nếu ông bôi mỡ công nghiệp xung quanh bộ phận hỏng. Vấn đề là không có ai ở trạm sở hữu cánh tay đủ nhỏ để có thể luồn qua chiếc lỗ có đường kính hơn 6 cm và bôi mỡ vào bộ phận kia.

Greg được cha gọi tới trạm để cứu giàn ăng-ten. Force cử một nhân viên tới nhà để đón Greg. Ngay khi tới trạm, cậu bé thò tay vào trong chiếc lỗ nhỏ xíu để bôi mỡ.  Vào lúc ấy Greg không nghĩ rằng ông đã làm được việc việc liên quan tới vận mệnh của ba phi hành gia. Tới tận bây giờ, ông vẫn tỏ ra khiêm tốn về hành động ấy.

Tôi chỉ thò tay qua lỗ của ăngten và bôi mỡ lên một bộ phận nào đó theo hướng dẫn của bố. Chỉ thế thôi mà”, ông nói. 

Nhà du hành Neil Armstrong gặp gia đình Force trong chuyến thăm trạm của NASA trên đảo Guam vào năm 1969. (Ảnh: CNN)

Nhưng nếu Greg không có mặt ở giàn ăngten vào lúc tàu Apollo 11 rơi xuống Thái Bình Dương, NASA sẽ không thể liên lạc với nhóm phi hành gia trước khi tàu chạm nước và tính mạng của họ sẽ gặp nguy hiểm.

Theo như tôi hiểu thì đó chưa phải là tình thế mang tính sinh tử. Bố tôi chỉ nói việc ấy rất quan trọng và chỉ có tôi làm được”, Greg kể.

Hành động của Greg thu hút sự chú ý của giới truyền thông và cả ba phi hành gia. Họ cho rằng Greg chỉ là phần nhỏ nhưng rất quan trọng trong câu chuyện về chuyến bay lịch sử của Apollo 11. Thậm chí ông còn nhận được thư cảm ơn của nhà du hành Neil Armstrong. Hai người từng gặp nhau khi Armstrong thực hiện một chuyến đi tới các trạm theo dõi của NASA để cảm ơn đóng góp của họ đối với chuyến đi. 

Giống như nhiều đứa trẻ được sinh ra trong kỷ nguyên của tàu Apollo, Greg từng mơ ước trở thành phi hành gia. Ông thường xuyên tới cơ quan của cha để nghe những cuộc hội thoại giữa quan chức NASA với các nhà du hành. 

Greg Force ngày nay. (Ảnh: CNN)

Greo vẫn theo đuổi mơ ước sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân vật lý. Thật không may, ông không thể vượt qua cuộc kiểm tra thị lực khi đăng ký dự tuyển vào chương trình nghiên cứu không gian vì ông mắc chứng mù màu. Thất bại ấy không làm lung lay niềm khát khao khám phá bầu trời của Greg. Ông học lái máy bay để chinh phục không gian theo cách khác và hiện giờ đã có bằng phi công. Giờ đây, tuy bận rộn với công việc điều hành một trường dạy thể dục, ông vẫn theo dõi những chương trình không gian của NASA.

Tôi tự hào vì mình là một phần nhỏ trong câu chuyện về hành trình chinh phục mặt trăng của tàu Apollo 11”, ông bày tỏ.

Minh Long - Vnexpres (Theo CNN)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video