Tàu NASA sắp tiếp cận mặt trăng lớn nhất Hệ Mặt trời

Tàu vũ trụ Juno dự kiến lao qua gần mặt trăng Ganymede của sao Mộc với vận tốc 68.400 km/h trong vài ngày tới để thu thập dữ liệu.

Tàu vũ trụ Juno (NASA) sẽ bay qua gần mặt trăng Ganymede của sao Mộc, mặt trăng lớn nhất hệ Mặt Trời, vào ngày 7/6. Với đường kính hơn 5.260 km, Ganymede thậm chí lớn hơn sao Thủy.

Juno đã quan sát sao Mộc cùng các mặt trăng từ tháng 7/2016. Trong chuyến tiếp cận Ganymede sắp tới, con tàu sẽ đến cách bề mặt thiên thể này 1.038 km. Đây là tàu vũ trụ đầu tiên tiếp cận Ganymede sau hơn 20 năm. Chuyến tiếp cận gần đây nhất do tàu Galileo thực hiện vào tháng 5/2000.


Bản đồ tổng hợp màu (trái) và địa chất (phải) của mặt trăng Ganymede, lập bằng ảnh từ các tàu vũ trụ Voyager và Galileo. (Ảnh: Trung tâm Khoa học Địa chất học hành tinh USGS/Wheaton/NASA/JPL-Caltech).

Camera trên tàu Juno sẽ chụp ảnh Ganymede trong khi những công cụ khác có thể thu thập dữ liệu để giúp giới khoa học hiểu thêm về thành phần của mặt trăng này, kể cả lớp vỏ băng. "Juno được trang bị nhiều công cụ nhạy bén, có thể quan sát Ganymede theo những cách chưa từng có", Scott Bolton, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Tây Nam ở San Antonio, cho biết.

Ganymede được đặt tên theo một người hầu rượu cho các vị thần Hy Lạp cổ đại. Không chỉ là vệ tinh tự nhiên lớn nhất hệ Mặt Trời, đây còn là mặt trăng duy nhất có từ trường. Điều này khiến cực quang xuất hiện xung quanh cực bắc và cực nam.

Ganymede có lõi sắt và được một lớp đá bao phủ, phía trên là vỏ băng dày. Dưới bề mặt mặt trăng này có thể tồn tại một đại dương. Các nhà thiên văn cũng phát hiện dấu vết của khí quyển oxy loãng vào năm 1996 nhờ Kính viễn vọng không gian Hubble, nhưng khí quyển này quá mỏng để sự sống tồn tại. Trên bề mặt Ganymede có các vùng sáng nằm rải rác. Chúng trông giống những vết sẹo và cho thấy thiên thể này từng biến đổi mạnh.

Ngày 7/6, Juno sẽ sử dụng 3 camera, trong đó có camera điều hướng, để quan sát nhiều nhất có thể, bao gồm cả bức xạ năng lượng cao xung quanh Ganymede. Chuyến tiếp cận sẽ diễn ra rất nhanh nên không có thời gian để chụp nhiều ảnh. Tuy nhiên, những gì thu thập được trong chuyến bay này có thể đem so sánh với những dữ liệu mà tàu Voyager và Galileo từng gửi về.

"Vào thứ Hai, Juno sẽ bay qua Ganymede với vận tốc khoảng 68.400 km/h. Chưa đầy 24 tiếng sau, con tàu tiếp tục thực hiện chuyến tiếp cận sao Mộc thứ 33, bay qua các đỉnh mây của hành tinh này với tốc độ 208.800 km/h. Đó sẽ là một chuyến bay ngoạn mục", Matt Johnson, quản lý nhiệm vụ Juno tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA, chia sẻ.

Cập nhật: 06/06/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video