Tàu NASA thoát chết cóng trong bóng tối sao Mộc

Tàu vũ trụ Juno đốt động cơ trong 10,5 tiếng để tăng tốc, vượt ra khỏi vùng ảnh hưởng của nhật thực.

NASA thực hiện đợt đốt động cơ tàu Juno hôm 1/10 với thời gian đặc biệt dài, gấp 5 lần so với những đợt trước đó. "Điều này khiến vận tốc quỹ đạo của Juno thay đổi khoảng 203 km/h và tiêu tốn 73kg nhiên liệu. Nếu không làm vậy, Juno sẽ phải bay trong bóng của sao Mộc suốt 12 tiếng, đủ lâu để pin cạn kiệt. Không có năng lượng và nhiệt độ giảm mạnh, Juno sẽ không chịu nổi cái lạnh và không thể tiếp tục hoạt động", NASA cho biết.


Tàu vũ trụ Juno hoạt động trên quỹ đạo sao Mộc. (Ảnh: New Atlas).

Tàu Juno khởi hành từ tháng 8/2011 với nhiệm vụ dự kiến kéo dài 7 năm. Tuy nhiên, con tàu đã vượt kỳ vọng và hoạt động hơn 8 năm. Juno tiến vào quỹ đạo sao Mộc ngày 4/7/2016. Con tàu chạy bằng năng lượng mặt trời nên nhật thực trên sao Mộc gây ra ảnh hưởng lớn.

"Sau thành công này, chúng tôi hướng đến cú nhảy vượt khỏi bóng tối tiếp theo vào ngày 3/11. Đây là giải pháp cực kỳ sáng tạo. Giờ đây, thay vì lo lắng Juno sẽ chết cóng, tôi đang trông đợi khám phá khoa học tiếp theo về sao Mộc mà con tàu mang lại", Scott Bolton, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Tây Nam, chia sẻ.

Trước khi phóng Juno, các chuyên gia không dự đoán được sẽ có nhật thực dài như vậy và khiến con tàu chìm trong bóng tối, theo Ed Hirst, quản lý dự án tàu Juno tại NASA. "Việc lên kế hoạch và tiến hành đốt động cơ khi con tàu đang bay trên quỹ đạo sao Mộc thể hiện kỹ năng, sự khéo léo của nhóm dự án, cũng như sự linh hoạt và khả năng phi thường của con tàu", ông nói.

Cập nhật: 08/10/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video