Tàu ngầm lặn và nổi lên mặt nước như thế nào

Tàu ngầm có thể lặn sâu xuống biển hoặc nổi lên trên bằng cách bơm nước hoặc không khí vào các khoang chứa bên trong để làm thay đổi trọng lượng của nó.

Theo We are the mighty, những con tàu có thể nổi trên mặt nước vì trọng lượng nước mà nó chiếm chỗ bằng với trọng lượng con tàu. Trọng lực kéo tàu xuống, nhưng nước tạo ra lực đẩy Archimedes hướng lên trên theo chiều ngược lại, giúp tàu không bị chìm.


Tàu ngầm nổi lên hoặc lặn xuống nước nhờ két dằn. (Ảnh: Tumblr).

Tàu ngầm sử dụng két dằn (ballast tank) chứa đầy không khí hoặc nước để lặn xuống và nổi lên. Khi tàu ngầm nổi trên mặt nước, các két dằn chứa đầy không khí làm cho tỷ trọng của tàu nhỏ hơn so với nước xung quanh. Nếu các két dằn được làm đầy nước, tỷ trọng của tàu lớn hơn so với nước nên bị chìm xuống.

Một số tàu ngầm sử dụng hai lớp vỏ khác nhau để thay thế chức năng của két dằn. Thiết kế này cho phép làm ngập lớp vỏ bên ngoài bằng nước, khiến tàu chìm xuống. Nơi sống và làm việc của thủy thủ đoàn ở lớp bên trong.

Theo Foxtrot Alpha, ví dụ về thiết kế thân tàu kép là tàu ngầm lớp Alfa của Nga. Chúng được tạo ra từ những năm 1960, có tốc độ nhanh nhất so với những tàu ngầm cùng loại cho đến ngày nay.

Cập nhật: 15/06/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video