Tàu Phượng Hoàng "nếm" nước sao Hỏa

Các nhà khoa học Cơ quan Hàng không - vũ trụ Mỹ (NASA) vừa thông báo con tàu Phượng Hoàng đã lần đầu tiên "nếm" thử nước trên sao Hỏa bằng cách nung chảy đất có chứa băng.

Hãng tin AP dẫn lời chuyên gia NASA William Boynton tuyên bố: "Theo quan điểm của tôi, nước sao Hỏa có vị rất tuyệt".

CNN cho biết ban đầu NASA muốn đun những mẩu băng trên sao Hỏa trong phòng thí nhiệm hóa học có tên TEGA (thiết bị phân tích khí và nhiệt) trên tàu Phượng Hoàng. Tuy nhiên, cánh tay robot của tàu không thể chuyển băng lên TEGA. Do đó, các nhà khoa học quyết định lấy một mẩu đất khô có chứa băng đưa lên phòng thí nghiệm.

Theo NASA, trong vòng vài tuần tới các nhà khoa học sẽ phân tích kết quả thí nghiệm và xác định xem liệu các hợp chất hữu cơ có tồn tại trong nước sao Hỏa hay không. "Chúng tôi hi vọng sẽ trả lời được câu hỏi liệu có một khu vực có thể tồn tại sự sống trên sao Hỏa, nghĩa là ở một thời kỳ nào đó có nước ở dạng lỏng và những loại vật chất là nền tảng cơ bản của sự sống" - chuyên gia Peter Smith cho biết.

NASA cũng quyết định kéo dài nhiệm vụ của tàu Phượng Hoàng thêm năm tuần nữa cho đến cuối tháng chín. "Tàu Phượng Hoàng đang vận hành ổn và các tấm pin mặt trời hoạt động tốt" - chuyên gia Michael Meyer cho biết. Robot tàu Phượng Hoàng sẽ đào thêm hai rãnh tại khu vực băng tồn tại trong một thời kỳ dài. Tổng chi phí nhiệm vụ tàu Phượng Hoàng sẽ tăng thêm 2 triệu USD so với mức cũ 420 triệu USD.

Theo HIẾU TRUNG - Tuổi Trẻ Online (AP, BBC, CNN)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video