Tàu thăm dò sao hỏa mới của NASA chụp được hình ảnh chi tiết nơi đáp của Kẻ tìm đường sao hỏa vào năm 1997.

Chiếc camera viễn vọng có độ phân giải cao của tàu thăm dò sao hỏa (Mars Reconnaissance Orbiter-MRO) đã vẽ được bản đồ chi tiết nơi đáp vào ngày 4/7/1997 của Kẻ tìm được sao hỏa (Mars Pathfinder). Qua đó cung cấp thêm nhiều chi tiết cụ thể về các vật chất trên bề mặt và cấu tạo địa chất của vùng này.

(Ảnh: NASA)
Bức ảnh bên phải được phác họa dựa trên các hình ảnh địa hình và màu nhân tạo thu thập được từ Mars Pathfinder và các nguồn khác, cho thấy hình ảnh phối cảnh nơi đáp của đáp của Mars Pathfinder. Hình có tỉ lệ giữa dọc và chiều ngang là 1:3. Điểm trắng ở giữa bức hình là nơi đáp của Kẻ tìm được sao hỏa.

Bức ảnh mới này có được nhờ vào chương trình thí nghiệm về các hình ảnh khoa học có độ phân giải cao của tàu thăm dò sao hỏa.

Robot tự hành Sojourner của Kẻ tìm đường sao hỏa dường như di chuyển gần hơn với con tàu mẹ sau khi các dữ liệu cuối cùng được truyền về trái đất từ con tàu mẹ và dựa trên việc xác định vị trí của nó trong bức ảnh. Kẻ tìm đường sao hỏa đáp lên sao hỏa vào ngày 4/7/1997 và đã truyền dữ liệu về trái đất trong suốt 12 tuần liền. Không giống như hai robot tự hành lớn hơn nó là Spirit và Opportunity mà hiện giờ vẫn còn hoạt động trên sao hỏa, robot tự hành Sojourner chỉ có thể liên lạc với tàu mẹ chứ không thể liên lạc trực tiếp được với trái đất.

Chiếc thang lên của con tàu mẹ, khoang khoa học và một phần của các túi khí đều có thể được nhận diện trong bức ảnh mới này. Chiếc dù và lớp vở bảo vệ phía sau được dùng cho việc hạ cánh của Kẻ tìm đường sao hỏa nằm ở phía nam, phía sau ngọn đồi nhìn từ chiếc tàu mẹ. Bốn điểm sáng khác trong ảnh có thể là các phần của tấm chắn nhiệt.

Theo Rob Manning, kỹ sư trưởng của chương trình trình sao hỏa tại phòng thí nghiệm lực đẩy phản lực (JPL) tại thành phố Pasadena, bang California, thì “bức ảnh mới này sẽ cung cấp các thông tin về nơi đáp của Kẻ tìm đường sao hỏa và giúp thừa nhận việc tái tạo chuyến hạ cánh cũng như giúp chúng tôi hiểu biết sâu sắc hơn về vị trí đáp và việc bung ra của các túi khí.”


(Ảnh: NASA)

Tiến sĩ Alfred McEwen thuộc trường đại học Tucson, bang Arizona và là giám sát viên chính trong chương trình thí nghiệm các hình ảnh khoa học có độ phân giải cao, nói “vị trí đáp của Kẻ tìm đường sao hỏa là nơi được nghiên cứu nhiều nhất trên sao hỏa. Việc kết hợp hình ảnh mới của tàu thăm dò sao hỏa với các dữ liệu địa chất về bề mặt sẽ giúp chúng tôi phân tích tốt hơn hình ảnh của Kẻ thăm dò sao hỏa chụp ở các vị trí khác trên sao hỏa.”

Để có thêm thông tin chi tiết về tàu thăm dò sao hỏa, hãy xem trang http://www.nasa.gov/mro.

Lưu ý: Tài liệu này đã được biên tập từ nguồn tin xuất bản bởi cơ quan NASA/phòng thí nghiệm lực đẩy phản lực JPL.

Tàu thăm dò sao hỏa được quản lý bởi Phòng thí nghiệm lực đẩy phản lực (JPL) trực thuộc Ủy ban các nhiệm vụ khoa học của Nasa, bang Washington. JPL là một phòng của Viện công nghệ California tại thành phố Pasadena. Công ty hệ thống không gian Lockheed Martin (Lockheed Martin Space Systems) có trụ sở tại thành phố Denver là nhà thầu chính của dự án và là công ty thiết kế ra tàu thăm dò sao hỏa (MRO). Chương trình thí nghiệm hình ảnh khoa học có độ phân giải cao được điều hành bởi trường đại học bang Arizona và các thiết bị dùng trong thí nghiệm được chế tạo bởi công ty Ball Aerospace and Technology Corp có trụ sở tại thành phố Boulder bang Colorado.

Mộc Nhất

Theo Sciencedaily, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video