Tàu thăm dò Trung Quốc chỉ cách "vùng tối Mặt trăng 15km, chuẩn bị đáp xuống

Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên thăm dò được "vùng tối" của Mặt trăng sau khi tàu thăm dò Hằng Nga 4 chuẩn bị đáp xuống khu vực bí ẩn chưa từng được khám phá này.

"Tàu thăm dò đã đi vào quỹ đạo hình elip của Mặt trăng, với điểm gần nhất chỉ cách khoảng 15km và điểm xa nhất khoảng 100km", kênh RT (Nga) dẫn thông báo của Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) ngày 31/12.


"Vùng tối" (Dark side) bí ẩn của Mặt trăng luôn thôi thúc giới khoa học khám phá. (Ảnh minh họa: Reuters).

Tàu Hằng Nga 4, gồm một thiết bị đáp và một xe tự hành, được phóng vào ngày 8/12. Hiện nay con tàu đang được trung tâm điều khiển ở mặt đất quyết định thời điểm thích hợp để hạ cánh xuống "vùng tối" Mặt trăng, CNSA cho biết.

Quá trình đáp xuống của tàu sẽ được hỗ trợ bởi vệ tinh tiếp âm viễn thông Cầu Ô Thước mà Trung Quốc đã phóng lên không gian vào tháng 5 năm nay.

Nếu cuộc hạ cánh thành công, Trung Quốc sẽ đi vào lịch sử vũ trụ thế giới, trở thành quốc gia đầu tiên thám hiểm khu vực chưa từng được biết tới của Mặt trăng, nhằm khám phá thêm về lịch sử và sự hình thành vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất.

Trước đó, rạng sáng 8/12, tàu thăm dò Hằng Nga 4 đã được phóng bởi tên lửa Trường Chinh 38 từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Các nhiệm vụ khoa học của tàu thăm dò Mặt Trăng Hằng Nga 4 bao gồm: quan sát thiên văn vô tuyến tần số thấp, khảo sát địa hình và địa chất, phát hiện thành phần khoáng vật và cấu trúc bề mặt Mặt Trăng, đo bức xạ neutron và nguyên tử trung tính để nghiên cứu môi trường ở vùng tối của Mặt Trăng.

Theo CNSA, để phát triển các sứ mạng của tàu thăm dò Mặt Trăng Hằng Nga 4, Trung Quốc đã thúc đẩy hợp tác quốc tế với các nhà khoa học đến từ Hà Lan, Đức, Thụy Điển và Saudi Arabia.


Hình ảnh phóng tàu thăm dò Hằng Nga 4 trên tên lửa đẩy Trường Chinh 38 vào ngày 8/12/2018.

"Vùng tối" là khu vực trên Mặt trăng không thể quan sát từ Trái đất, từ lâu đã lôi cuốn sự quan tâm của các nhà khoa học thế giới sau khi tàu vũ trụ của Liên Xô chụp được tấm hình đầu tiên về nơi này.
G

iới khoa học đưa ra giả thuyết rằng, khoảng 4,4 tỷ năm trước, Trái đất từng có hai Mặt trăng quay xung quanh quỹ đạo của nó, nhưng một trong số đó đã bị hút vào Mặt trăng còn lại khi chúng va đập với nhau trong không gian.

Điều này giải thích lý do tại sao "vùng tối" của Mặt trăng có một lớp vỏ dày và gồ ghề, trong khi mặt sáng của nó lại bằng phẳng.


"Vùng tối" gồ ghề của Mặt trăng (ảnh trái) và "vùng sáng" bằng phẳng hơn. (Ảnh: Telegraph).

Vì tốc độ va chạm khá chậm nên khi quá trình xảy ra, những mảnh vụn của Mặt trăng nhỏ bị hút vào phía tối Mặt trăng lớn, tạo thành địa hình đồi núi mà không phải là những hố lõm lớn giống như sự va đập của thiên thạch.

Tuy vậy, cũng có giả thuyết cho rằng, hiện tượng thủy triều là nguyên nhân hình thành địa hình gồ ghề trên "vùng tối" của Mặt trăng.

Trên thực tế, ngay từ buổi đầu của thời đại nghiên cứu không gian vũ trụ, sự khác nhau giữa phía sáng và phía tối Mặt trăng đã là một câu hỏi rất khó giải đáp, có lẽ chỉ đứng thứ 2 sau thắc mắc về nguồn gốc hình thành Mặt trăng.

Cập nhật: 02/01/2019 Theo Báo Tin Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video